Mẫu Thượng Ngàn (Giải Thưởng Tiểu Thuyết Hội Nhà Văn Hà Nội 2006)
Mẫu Thượng Ngàn Cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam thể hiện qua cuộc sống và những người dân tại một làng quê Bắc Bộ (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20), là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỷ 19 – gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai. Mẫu Thượng Ngàn còn là câu chuyện tình yêu bao dung, mãnh liệt của những người đàn bà Việt … Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của “Hồ Quý Ly”, lại một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình qua Mẫu Thượng Ngàn. Sách được ấn hành bởi NXB Phụ Nữ. Giá bìa 94.000 đồng/cuốn, Theo (Báo SGGP13/08/2006)
TƯỜNG VŨ.
Mẫu Thượng Ngàn Cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam thể hiện qua cuộc sống và những người dân tại một làng quê Bắc Bộ (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20), là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỷ 19 – gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai. Mẫu Thượng Ngàn còn là câu chuyện tình yêu bao dung, mãnh liệt của những người đàn bà Việt … Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của “Hồ Quý Ly”, lại một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình qua Mẫu Thượng Ngàn. Sách được ấn hành bởi NXB Phụ Nữ. Giá bìa 94.000 đồng/cuốn, Theo (Báo SGGP13/08/2006)
TƯỜNG VŨ.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Mẫu Thượng Ngàn (Giải Thưởng Tiểu Thuyết Hội Nhà Văn Hà Nội 2006)
(13-09-2006 22:56:44)
Mẫu thượng ngàn nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006.
Hôm qua (13-9), Hội Nhà văn Hà Nội đã chính thức công bố Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006.
Bốn tác phẩm: Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ Nữ), Hành trình (tập thơ của Hoàng Hưng, NXB Hội Nhà văn), Giăng lưới bắt chim (tập tiểu luận, phê bình văn học của Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội Nhà văn) và Cô đơn trên mạng (tiểu thuyết của Janusz L. Wisniewski – Ba Lan, bản dịch của Nguyễn Thanh Thư, NXB Trẻ) được trao giải thưởng này.
Sàng lọc từ trên 100 tác phẩm được giới thiệu, xuất bản trong khoảng thời gian từ ngày 1-7-2005 đến 30-6-2006, 10 tác phẩm có dư luận tốt và có chất lượng hơn cả được chọn vào vòng chung khảo. Theo đánh giá của Hội đồng Chung khảo, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh vừa mới phát hành đã nhanh chóng gây được dư luận, chứng tỏ bút lực dồi dào của nhà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Cuốn tiểu thuyết đã đạt được số phiếu tuyệt đối của Hội đồng Chung khảo: 9/9 phiếu. Hành trình của Hoàng Hưng tập hợp những bài thơ sáng tác trong giai đoạn 1995-2005. Sau rất nhiều tìm tòi thể nghiệm, thơ Hoàng Hưng đã đạt đến độ chín ở tập Hành trình. Tập thơ này và tập Giăng lưới bắt chim được 8/9 phiếu bầu. Giăng lưới bắt chim của Nguyễn Huy Thiệp tập hợp những bài phê bình văn học, tiểu luận, tạp văn quan trọng của một nhà văn đương đại. Cô đơn trên mạng là bản dịch cuốn tiểu thuyết của văn học Ba Lan đương đại. Hơi thở thời đại và những vấn đề của một xã hội trong thời toàn cầu hóa bao trùm toàn bộ cuốn sách. Bản dịch này đạt 5/9 phiếu bầu.
H.L.Anh
(13-09-2006 22:56:44)
Mẫu thượng ngàn nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006.
Hôm qua (13-9), Hội Nhà văn Hà Nội đã chính thức công bố Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006.
Bốn tác phẩm: Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ Nữ), Hành trình (tập thơ của Hoàng Hưng, NXB Hội Nhà văn), Giăng lưới bắt chim (tập tiểu luận, phê bình văn học của Nguyễn Huy Thiệp, NXB Hội Nhà văn) và Cô đơn trên mạng (tiểu thuyết của Janusz L. Wisniewski – Ba Lan, bản dịch của Nguyễn Thanh Thư, NXB Trẻ) được trao giải thưởng này.
Sàng lọc từ trên 100 tác phẩm được giới thiệu, xuất bản trong khoảng thời gian từ ngày 1-7-2005 đến 30-6-2006, 10 tác phẩm có dư luận tốt và có chất lượng hơn cả được chọn vào vòng chung khảo. Theo đánh giá của Hội đồng Chung khảo, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh vừa mới phát hành đã nhanh chóng gây được dư luận, chứng tỏ bút lực dồi dào của nhà tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Cuốn tiểu thuyết đã đạt được số phiếu tuyệt đối của Hội đồng Chung khảo: 9/9 phiếu. Hành trình của Hoàng Hưng tập hợp những bài thơ sáng tác trong giai đoạn 1995-2005. Sau rất nhiều tìm tòi thể nghiệm, thơ Hoàng Hưng đã đạt đến độ chín ở tập Hành trình. Tập thơ này và tập Giăng lưới bắt chim được 8/9 phiếu bầu. Giăng lưới bắt chim của Nguyễn Huy Thiệp tập hợp những bài phê bình văn học, tiểu luận, tạp văn quan trọng của một nhà văn đương đại. Cô đơn trên mạng là bản dịch cuốn tiểu thuyết của văn học Ba Lan đương đại. Hơi thở thời đại và những vấn đề của một xã hội trong thời toàn cầu hóa bao trùm toàn bộ cuốn sách. Bản dịch này đạt 5/9 phiếu bầu.
H.L.Anh
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Mẫu Thượng Ngàn (Giải Thưởng Tiểu Thuyết Hội Nhà Văn Hà Nội 2006)
Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt TT – Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt là vấn đề, là câu hỏi đã được nêu ra và được hàng trăm, nếu không nói hàng nghìn nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu. Nguyễn Xuân Khánh là nhà tiểu thuyết, anh cũng có câu trả lời của mình không phải bằng lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn, còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm trước. Và có vẻ đây có thể là câu trả lời hấp dẫn hơn cả, nếu không nói là thuyết phục hơn cả. Quả vậy, nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại. Để nắm bắt được “nhân vật” vô cùng gần gũi mà vô cùng kỳ ảo đó, Nguyễn Xuân Khánh cũng như tất cả các nhà tiểu thuyết thật sự đẩy nó vào những hoàn cảnh cực đoan nhất: nông thôn Bắc bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây, cái phương Tây mang đến vừa vũ khí xâm lược hiện đại, vừa nền văn minh tân tiến mà xa lạ với Thiên Chúa giáo đi cùng; khi cả đạo Phật từng bám rễ suốt nghìn năm nay đã suy tàn, khi Nho giáo chỉ còn thoi thóp… Bỗng bừng sống dậy một tôn giáo nảy sinh và thấm sâu âm thầm có lẽ từ thuở mới hình thành của dân tộc, đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như người Đàn bà. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình… cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết. Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho… và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa…, tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực… Và ta bỗng hiểu ra: một nhân dân tiềm chứa trong mình sức sống ẩn sâu trong một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cữu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà. Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này – tôi muốn nói vậy – Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay! Theo Báo Tuổi Trẻ 12/07/2006 NGUYÊN NGỌC
Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt TT – Văn hóa Việt, bản sắc văn hóa Việt là vấn đề, là câu hỏi đã được nêu ra và được hàng trăm, nếu không nói hàng nghìn nhà nghiên cứu tìm cách lý giải từ rất lâu. Nguyễn Xuân Khánh là nhà tiểu thuyết, anh cũng có câu trả lời của mình không phải bằng lý lẽ uyên bác mà bằng một cuốn tiểu thuyết sinh động, Mẫu Thượng Ngàn, còn dày dặn, bề thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm trước. Và có vẻ đây có thể là câu trả lời hấp dẫn hơn cả, nếu không nói là thuyết phục hơn cả. Quả vậy, nếu đi tìm một nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết này, thì hẳn có thể nói nhân vật chính đó là nền văn hóa Việt, cái thực tại vừa vô cùng hiện thực, vừa rất hư ảo, bền chặt, xuyên suốt mà cũng lại biến hóa khôn lường, rất riêng và rất chung, rất bản địa mà cũng lại rất nhân loại. Để nắm bắt được “nhân vật” vô cùng gần gũi mà vô cùng kỳ ảo đó, Nguyễn Xuân Khánh cũng như tất cả các nhà tiểu thuyết thật sự đẩy nó vào những hoàn cảnh cực đoan nhất: nông thôn Bắc bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi dân tộc phải đối mặt mất còn với thực dân phương Tây, cái phương Tây mang đến vừa vũ khí xâm lược hiện đại, vừa nền văn minh tân tiến mà xa lạ với Thiên Chúa giáo đi cùng; khi cả đạo Phật từng bám rễ suốt nghìn năm nay đã suy tàn, khi Nho giáo chỉ còn thoi thóp… Bỗng bừng sống dậy một tôn giáo nảy sinh và thấm sâu âm thầm có lẽ từ thuở mới hình thành của dân tộc, đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như người Đàn bà. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình… cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết. Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho… và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa…, tất cả tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực… Và ta bỗng hiểu ra: một nhân dân tiềm chứa trong mình sức sống ẩn sâu trong một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cữu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà. Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này – tôi muốn nói vậy – Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến tràn trề và say đắm của anh. Tác giả đã ngót 75 tuổi. Gừng già thật cay! Theo Báo Tuổi Trẻ 12/07/2006 NGUYÊN NGỌC
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hoa Hồng Giấu Trong Cặp Sách – Cách Nhìn Mới Về Tuổi Teen
(Ngày 02/08/2007)
Hoa hồng giấu trong cặp sách
Hoa hồng giấu trong cặp sách từng được xem là quả bom tấn đánh động nhận thức về tính dục học đường trên đất nước Trung Quốc. Nội dung sách chứa đựng những lời tự thuật cởi mở về mối quan hệ thầm kín từ khi họ mới bắt đầu có ý tưởng kết bạn với người khác giới cho đến lúc có hành vi tính dục.
Hai tác giả Tôn Vân Hiểu và Trương Dẫn Mặc (Trung Quốc) vừa là chuyên gia tâm lý hàng đầu vừa là những nhà báo, nhà nghiên cứu sắc sảo, có nhiều gắn bó với bạn đọc tuổi vị thành niên. 13 em học sinh được phỏng vấn trong sách đều đã lớn khôn hơn sau cú sốc đầu đời, các em đã vào đại học hoặc cao đẳng. Khi nhắc lại lần quan hệ đầu tiên, hầu như tất cả các em đều nói rằng nếu việc đó xảy ra vào thời điểm hiện tại thì có lẽ các em sẽ thay đổi sự lựa chọn của mình. Đa số nữ sinh thừa nhận rằng quỹ đạo cuộc đời mình đã xảy ra thay đổi to lớn do việc đó xảy ra quá sớm, thậm chí một số em vẫn còn cảm giác kinh hoàng đến tận bây giờ.
Giáo sư Đoàn Xuân Mượu (Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) nói về Hoa hồng giấu trong cặp sách: “Giá trị đích thực của cuốn sách sẽ được nhân lên gấp bội bởi sự quan tâm của các bậc phụ huynh, nhà trường – khi dùng nó làm phương tiện giáo dục đạo đức, nhân cách cho con em mình”.
(Ngày 02/08/2007)
Hoa hồng giấu trong cặp sách
Hoa hồng giấu trong cặp sách từng được xem là quả bom tấn đánh động nhận thức về tính dục học đường trên đất nước Trung Quốc. Nội dung sách chứa đựng những lời tự thuật cởi mở về mối quan hệ thầm kín từ khi họ mới bắt đầu có ý tưởng kết bạn với người khác giới cho đến lúc có hành vi tính dục.
Hai tác giả Tôn Vân Hiểu và Trương Dẫn Mặc (Trung Quốc) vừa là chuyên gia tâm lý hàng đầu vừa là những nhà báo, nhà nghiên cứu sắc sảo, có nhiều gắn bó với bạn đọc tuổi vị thành niên. 13 em học sinh được phỏng vấn trong sách đều đã lớn khôn hơn sau cú sốc đầu đời, các em đã vào đại học hoặc cao đẳng. Khi nhắc lại lần quan hệ đầu tiên, hầu như tất cả các em đều nói rằng nếu việc đó xảy ra vào thời điểm hiện tại thì có lẽ các em sẽ thay đổi sự lựa chọn của mình. Đa số nữ sinh thừa nhận rằng quỹ đạo cuộc đời mình đã xảy ra thay đổi to lớn do việc đó xảy ra quá sớm, thậm chí một số em vẫn còn cảm giác kinh hoàng đến tận bây giờ.
Giáo sư Đoàn Xuân Mượu (Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) nói về Hoa hồng giấu trong cặp sách: “Giá trị đích thực của cuốn sách sẽ được nhân lên gấp bội bởi sự quan tâm của các bậc phụ huynh, nhà trường – khi dùng nó làm phương tiện giáo dục đạo đức, nhân cách cho con em mình”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Chiếc Xe Đạp Màu Xanh (Trọn Bộ 2 Tập)
(VTV1 Ngày 04/08/2007)
(VTV1 Ngày 04/08/2007)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
101 Triết Gia
Đi cùng 101 Triết Gia (Ngày 03/08/2007) |
|
Điều thiếu sót cơ bản và dễ nhận thấy nhất của các sinh viên Việt Nam, nhất là sinh viên các ngành khoa học xã hội là cách nhận thức về “lịch sử vấn đề”. Cái gì cũng nghe thi thoáng, cái gì cũng tưởng là biết, nhưng để nói cụ thể hay nhận chân vấn đề, đặt “cái biết đó” vào đâu trong tiến trình lịch sử thì gần như mù tịt hoặc rất quờ quạng. Có những bộ môn mà đáng lý tất cả sinh viên khoa học xã hội đều phải nắm tương đối rõ là lược sử tư tưởng triết học, lược sử văn chương, lược sử âm nhạc, lược sử hội họa, lược sử khoa học, lược sử các danh nhân…; nhưng buồn thay, các môn này lại không được học, hoặc học một cách sơ sài, ngắt quãng, chẳng theo hệ thống. Chính vì thế, những cuốn sách công cụ, những từ điển có tính lịch sử là hết sức cần trong bối cảnh hiện nay. Người viết bài này đã quá hân hoan, và không kém phần hổ thẹn khi đọc cuốn 101 triết gia do nhà văn Mai Sơn biên soạn. Hổ thẹn vì mới kể ra có 11 triết gia thì mình đã rối tung rối mù; đằng này lại là 101 triết gia Tây phương, biết sắp xếp như thế nào đây. Phải nói ngay rằng, trên 70% tên tuổi trong cuốn sách này, nếu bất ngờ được hỏi thì tôi cũng không biết là ai, đơn giản là mình chưa đủ thông tin để biết, dù họ là những người sừng sững như núi Thái Sơn. Vậy trên thế giới có bao nhiêu triết gia? Một câu hỏi thật khó trả lời, ngay với những nhà nghiên cứu triết học. Bằng đam mê, vốn hiểu biết và sự nhẫn nại, tác giả Mai Sơn đã dựa vào những cuốn sách tham khảo uy tín để chọn ra 101 triết gia quan trọng, xếp theo thứ tự thời gian, từ Thales (625? – 546? TCN)
Đi cùng 101 Triết Gia (Ngày 03/08/2007) | | Điều thiếu sót cơ bản và dễ nhận thấy nhất của các sinh viên Việt Nam, nhất là sinh viên các ngành khoa học xã hội là cách nhận thức về “lịch sử vấn đề”. Cái gì cũng nghe thi thoáng, cái gì cũng tưởng là biết, nhưng để nói cụ thể hay nhận chân vấn đề, đặt “cái biết đó” vào đâu trong tiến trình lịch sử thì gần như mù tịt hoặc rất quờ quạng. Có những bộ môn mà đáng lý tất cả sinh viên khoa học xã hội đều phải nắm tương đối rõ là lược sử tư tưởng triết học, lược sử văn chương, lược sử âm nhạc, lược sử hội họa, lược sử khoa học, lược sử các danh nhân…; nhưng buồn thay, các môn này lại không được học, hoặc học một cách sơ sài, ngắt quãng, chẳng theo hệ thống. Chính vì thế, những cuốn sách công cụ, những từ điển có tính lịch sử là hết sức cần trong bối cảnh hiện nay. Người viết bài này đã quá hân hoan, và không kém phần hổ thẹn khi đọc cuốn 101 triết gia do nhà văn Mai Sơn biên soạn. Hổ thẹn vì mới kể ra có 11 triết gia thì mình đã rối tung rối mù; đằng này lại là 101 triết gia Tây phương, biết sắp xếp như thế nào đây. Phải nói ngay rằng, trên 70% tên tuổi trong cuốn sách này, nếu bất ngờ được hỏi thì tôi cũng không biết là ai, đơn giản là mình chưa đủ thông tin để biết, dù họ là những người sừng sững như núi Thái Sơn. Vậy trên thế giới có bao nhiêu triết gia? Một câu hỏi thật khó trả lời, ngay với những nhà nghiên cứu triết học. Bằng đam mê, vốn hiểu biết và sự nhẫn nại, tác giả Mai Sơn đã dựa vào những cuốn sách tham khảo uy tín để chọn ra 101 triết gia quan trọng, xếp theo thứ tự thời gian, từ Thales (625? – 546? TCN) với chủ trương “nguyên chất của vạn vật là nước” đến nữ triết gia – nhà nữ quyền thời danh Martha Craven Nussbaum, sinh năm 1947 tại Pennsylvania, Mỹ. Sách dày 840 trang, kèm hình chân dung các triết gia. Người đọc có thể tìm thấy các tên tuổi lừng lẫy và quen thuộc như Socrates, Plato, Aristote, Descartes, Spinoza, Kant, Schopenhauer, Kierkegaard, Nietzsche, Bergson, Russell, Wittgenstein, Heidegger, Sartre… Cuốn sách không có tham vọng đưa ra nhận định hay phân tích đẳng cấp của các triết gia, mà chỉ thông tin ngắn gọn và súc tích về tiểu sử, hình ảnh, tư tưởng cơ bản, cũng như các tác phẩm chính, nếu có. Độ dài ngắn khi viết về mỗi triết gia phụ thuộc vào tầm cỡ của triết gia đó. Qua “câu chuyện nhỏ” về các triết gia, cứ tưởng rời rạc, nhưng xâu chuỗi lại, thì cuốn sách đã kể được “một câu chuyện lớn” về tiến trình của triết học Tây phương. Cuốn sách cũng giúp những người đọc triết không chuyên có dịp tự nhận thức và tư biện lại với hiểu biết căn bản của mình về triết học. Trong Lời giới thiệu của nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn có đoạn viết: “…thật ảo tưởng khi chờ đợi hay đòi hỏi quá nhiều ở các bộ sách công cụ, nhưng cũng thật ngây thơ khi không thấy hết sự cần thiết của chúng. Một hành trang – kể cả hành trang tinh thần – không thể có được từ hư vô. Sách công cụ là người trợ thủ đắc lực giúp ta chuẩn bị hành trang ấy trước và ngay trong khi ta… tự mình dấn bước lên đường”… “Trong điều kiện còn quá ít loại sách công cụ trong lãnh vực triết học ở nước ta hiện nay, 101 triết gia của Mai Sơn – dịch giả của một số sách triết học – là một đóng góp kịp thời và bổ ích. Thật hoan hỉ khi được giới thiệu quyển sách quý này đến đông đảo bạn đọc yêu triết học”. Hiền Hòa |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|