- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
"Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng"
***
Đôi nét về nhà thơ Quang Dũng
Quang Dũng sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội), mất ngày 13-10-1988. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và được trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt 1 về Văn học Nghệ thuật.
***
Lời khen tặng
"Chưa ai khác ngoài ông, cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà, đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho Xứ Đoài nhiều mây trắng của quê hương ông. Con đường qua Cầu Giấy, đến với Xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mỹ lệ hơn, lưu luyến hơn…" – Phong Lê
"Bài thơ Quang Dũng hiện ra tại chỗ chênh vênh bát ngát và thê thảm nhất trong sử lịch con người. Nó chỉ đạm nhiên và thống thiết khơi rộng khoảng trống vắng ra để cho mọi vấn đề được nhận định và tìm lời giải đáp." – Bùi Giáng
"Thơ Quang Dũng là vết thương mới trên hình hài xưa cũ. Một vết thương vừa đủ đau nhức để nhắc nhở ra yêu thương cơ thể của quê hương." – Nam Chi
"Quang Dũng mang một tạng cảm xúc độc đáo, rộ lên trong ba bốn năm những bài thơ đủ làm nên tên tuổi một tài năng. Nhưng lúc rộ lên lại không cộng hưởng được với thời cuộc…" – Vũ Quần Phương
Mời bạn đón đọc.
"Mắt người Sơn Tây" và tọa đàm thơ Quang Dũng
(TT&VH) – Tọa đàm nhân dịp ra mắt tuyển thơ Quang Dũng, với sự tham gia của nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà thơ Vũ Quần Phương, nhà thơ Vân Long. Buổi ra mắt sẽ diễn ra vào 18h hôm nay (5/6) tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
Nhà thơ Quang Dũng, sinh năm 1921 tại Hà Tây (nay là Hà Nội), mất năm 1988. Sau 1954, ông làm việc tại báo Văn nghệ rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. Năm 2001, nhà thơ Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Tinh tuyển thơ văn Mắt người Sơn Tây được Trác Phong tuyển chọn ghi dấu một chặng đường dài của Quang Dũng với 61 bài thơ, 4 bài bút ký. GS Phong Lê đã nhận xét: "Chưa ai khác ngoài ông, cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà, đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho Xứ Đoài nhiều mây trắng của quê hương ông. Con đường qua Cầu Giấy, đến với Xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mỹ lệ hơn, lưu luyến hơn".
Mắt người Sơn Tây có in kèm một số thủ bút, ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Quang Dũng, nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về nhà thơ tài hoa này.
Đông Phương Hồng
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Mắt người Sơn Tây
PNO – Tập sách Mắt người Sơn Tây do Trác Phong tuyển chọn, Vũ Quần Phương giới thiệu,
NXB Hội Nhà Văn ấn hành có lẽ là ấn phẩm được in đẹp nhất và tương đối đầy đủ nhất về sáng tác của nhà thơ Quang Dũng, gồm thơ, văn xuôi, thủ bút và ảnh, một số bài viết về Quang Dũng của Phong Lê, Bùi Giáng, Trần Lê Văn, Ngô Quân Miện. Cuốn sách còn in nhiều bức tranh của Quang Dũng.
Công chúng yêu thơ vẫn còn nhớ nằm lòng bài thơ Tây Tiến của ông mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn thời chống Pháp. Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Ngoài ra còn là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ. Một số bài thơ của ông đã được phổ nhạc như Tây Tiến (nhạc Phạm Duy), Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương phổ từ hai bài thơ Đôi bờ và Đôi mắt người Sơn Tây), Kẻ ở (nhạc Cung Tiến). Riêng bài thơ Em mãi là 20 tuổi được 3 nhạc sĩ Việt Dũng, Phạm Trọng Cầu, Khúc Dương phổ nhạc.
Năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
"Chưa ai khác ngoài ông, cho đến hôm nay, kể cả Tản Đà, đã tạo nên được một sự sống rung động đến thế cho xứ Đoài nhiều mây trắng của quê hương ông. Con đường qua Cầu Giấy, đến với xứ Đoài, nhờ thơ ông mà trở nên thơ mộng hơn, mỹ lệ hơn, lưu luyến hơn…"- nhà phê bình văn học Phong Lê nhận định như vậy. Thi sĩ Bùi Giáng cảm nhận: "Bài thơ Quang Dũng hiện ra tại chỗ chênh vênh bát ngát và thê thảm nhất trong sử lịch con người. Nó chỉ đạm nhiên và thống thiết khơi rộng khoảng trống vắng ra để cho mọi vấn đề được nhận định và tìm lời giải đáp". Có thể nói, Quang Dũng là nhà thơ đại diện cho thành tựu thơ kháng chiến chống Pháp – cùng hàng ngũ với Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hữu Loan, Hoàng Cầm… "Nhưng Quang Dũng một mình đứng riêng một ốc đảo giữa các nhà thơ kháng chiến, nhất là Tây Tiến", Vũ Quần Phương nhận xét.
LONG THÀNH
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn