Trong tiểu thuyết Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma nhân vật dường như tự bộc bạch nỗi lòng của mình mà không cần đến sự khơi gợi hay thúc ép của tác giả.
Tất cả những tình huống bi kịch trong tiểu thuyết được tác giả giải thích dưới hình thức châm biếm, hài hước. Đằng sau giọng điệu cười đùa bỡn cợt là một tấm lòng yêu thương ưu ái với đời. Đọc những dòng viết về lão Quềnh bị chôn lần thứ hai, bạn không khỏi thấy đau đớn “lão phải hy sinh một lần nữa để cứu danh dự cho người khác đấy”.
Mỗi một nhân vật của Nguyễn Khắc Trường đều có một cá tính riêng biệt độc đáo không giống bất cứ ai, không trùng lặp. Mưu mô thủ đoạn như Thủ, Phúc, láu lỉnh cơ hội như Sửu, nhu nhược cả tin như Son, mạnh mẽ, quyết liệt, bộc trực như Đào, Tùng, Minh… tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về cuộc sống của những người dân quê.
Bên trong những con người dân quê đó, bên cái phần người là phần ma, ma quỷ ám ảnh cuộc sống con người. Nó chi phối làm tê liệt các giác quan khỏe khoắn của biết bao người về cuộc sống. Nhiều đoạn văn trong Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma sắc lạnh gây một cảm giác rờn rợn khi đọc.
Giá trị thẩm mỹ cao nhất của tác phẩm văn học là hình tượng nghệ thuật, tác giả Nguyễn Khắc Tường đã góp phần vào cho nền tiểu thuyết hôm nay những hình tượng nhân vật mang giá trị thẩm mỹ giáo dục sâu sắc