Mạc Can – Tạp Bút:
Chúng ta đã biết Mạc Can qua Tấm ván phóng dao, Tập truyện ngắn Tờ 100 đô la âm phủ, Món nợ kịch trường… và những vai diễn của ông trên phim cũng như trên truyền hình. Nhưng chúng ta chưa biết Mạc Can sống và làm việc và suy ngẫm về cuộc đời ra sao giữa đời thường.
Bằng một giọng văn rất riêng, không trùng lẫn ai, Mạc Can qua những trang tạp bút đưa người đọc đến với thế giới đời thường chung quanh ông và chúng ta. Có thể gọi tạp văn Mạc Can là một cách xuất hiện mới của một “cây bút trẻ” ở độ tuổi “lục tuần”.
Hãy đọc tạp bút Mạc Can để biết ông muốn nói gì với chúng ta hôm nay và ngày mai.
Mời bạn đón đọc.
Không phải nghĩ sao viết vậy, Mạc Can có “nheo mắt” nhìn những sự kiện – nheo mắt và nhìn thấy nó ở màu sắc khác, tiếng nói khác – ẩn sâu hay được “ngụy trang”; ông bịa ra cái gọi là cuộc trò chuyện với “tiếng nói thứ hai” – trò chuyện với cái “sọ dừa” hay “vỏ não” của người đối diện và chính mình. Nhà “tâm lý học” núp dưới cái vẻ “hề” đi tìm một nửa phần khuất trong bóng tối của tâm hồn mình – cái phần “buồn” – trầm mặc và cả mơ mộng ít khi lộ diện với đám đông.
Cái vẻ mặt hề của Mạc Can ai cũng đã biết, cái sự buồn khắc khoải của Mạc Can cũng đã “bị lộ” trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông. Nhưng phần mơ mộng, thơ mộng? Nó đã lộ ra, nằm ngay trong cuốn tạp bút này. Ai không từng một lần hay nhiều lần ngồi trên máy bay. Ai không một đôi lần xanh mặt, hoảng hốt khi máy bay bay qua vùng “ổ gà” áp suất xấu. Và bây giờ còn thêm nỗi lo âu… khủng bố đang ở phạm vi toàn cầu. Ai cũng chỉ mong nhanh xuống đất, về nhà.
Còn Mạc Can, ông bảo mình có tật ngủ trên xe đò, xe lửa, tất nhiên trên máy bay cũng ngủ. “Bây giờ. Trong khi tôi ngủ trên chiếc máy bay đang bay rất cao, tôi… nằm mơ thấy mình đi qua tấm màn, đi tới chỗ cửa, tôi mở cửa máy bay… bước ra ngoài bầu trời đầy mây. Đằng xa hình như có một làng nhỏ, cũng chỉ là mây, tôi đang nhẹ nhàng như người không trọng lượng, vui vẻ đi về phía đó. Vui quá, không chút ưu phiền nói gì là lo lắng. Đi máy bay khuyến mãi có những giấc mơ tuyệt vời. Còn chuyện tôi có trở lại chuyến bay hay không là chuyện khác…”.
Tôi tin chắc Mạc Can chưa từng thấy tranh của Marc Chagall – danh họa gốc Nga (và Chagall cũng chưa từng đọc Mạc Can – tất nhiên) nhưng giấc mơ bên ngoài máy bay trên những đám mây ấy của một danh họa đã chết, của một nhà văn… chưa chết, có vẻ đẹp giống nhau.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Không phải nghĩ sao viết vậy, Mạc Can có “nheo mắt” nhìn những sự kiện – nheo mắt và nhìn thấy nó ở màu sắc khác, tiếng nói khác – ẩn sâu hay được “ngụy trang”; ông bịa ra cái gọi là cuộc trò chuyện với “tiếng nói thứ hai” – trò chuyện với cái “sọ dừa” hay “vỏ não” của người đối diện và chính mình. Nhà “tâm lý học” núp dưới cái vẻ “hề” đi tìm một nửa phần khuất trong bóng tối của tâm hồn mình – cái phần “buồn” – trầm mặc và cả mơ mộng ít khi lộ diện với đám đông.
Cái vẻ mặt hề của Mạc Can ai cũng đã biết, cái sự buồn khắc khoải của Mạc Can cũng đã “bị lộ” trong truyện ngắn và tiểu thuyết của ông. Nhưng phần mơ mộng, thơ mộng? Nó đã lộ ra, nằm ngay trong cuốn tạp bút này. Ai không từng một lần hay nhiều lần ngồi trên máy bay. Ai không một đôi lần xanh mặt, hoảng hốt khi máy bay bay qua vùng “ổ gà” áp suất xấu. Và bây giờ còn thêm nỗi lo âu… khủng bố đang ở phạm vi toàn cầu. Ai cũng chỉ mong nhanh xuống đất, về nhà.
Còn Mạc Can, ông bảo mình có tật ngủ trên xe đò, xe lửa, tất nhiên trên máy bay cũng ngủ. “Bây giờ. Trong khi tôi ngủ trên chiếc máy bay đang bay rất cao, tôi… nằm mơ thấy mình đi qua tấm màn, đi tới chỗ cửa, tôi mở cửa máy bay… bước ra ngoài bầu trời đầy mây. Đằng xa hình như có một làng nhỏ, cũng chỉ là mây, tôi đang nhẹ nhàng như người không trọng lượng, vui vẻ đi về phía đó. Vui quá, không chút ưu phiền nói gì là lo lắng. Đi máy bay khuyến mãi có những giấc mơ tuyệt vời. Còn chuyện tôi có trở lại chuyến bay hay không là chuyện khác…”.
Tôi tin chắc Mạc Can chưa từng thấy tranh của Marc Chagall – danh họa gốc Nga (và Chagall cũng chưa từng đọc Mạc Can – tất nhiên) nhưng giấc mơ bên ngoài máy bay trên những đám mây ấy của một danh họa đã chết, của một nhà văn… chưa chết, có vẻ đẹp giống nhau.
Theo Báo Tuổi Trẻ 23/08/2006 ĐỖ TRUNG QUÂN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Tạp bút Mạc Can ra đời theo một hợp đồng ký kết giữa ông và Nhà xuất bản Trẻ hồi tháng 3.2006, mà như ông nói là tập hợp từ \những con chữ lỡ sinh ra rồi, khi sắp xếp lại, bỏ đi thì tiếc, giữ lại không biết để vào đâu\. Tuy nhiên, trong buổi sáng một số người đọc, nhà văn và phóng viên báo chí cùng \uống trà đá với Mạc Can\ (11.8.2006), nhiều người cho rằng đây là một cuốn tạp bút đặc biệt, vừa hài hước kiểu Mạc Can, vừa có chất phiếm luận, sâu sắc nhưng gần gũi, rất cuộc đời.
Sau cú phóng dao chữ nghĩa vào tấm ván văn chương của ông, như cách nói của một nhà văn (tiểu thuyết Tấm ván phóng dao đã liên tiếp nhận được các giải thưởng văn học trong năm 2005, và đã được tái bản tới lần thứ 3), có người cho rằng ông \ăn may\. Tuy nhiên, đọc Tạp bút Mạc Can có thể nhận thấy rằng sau cuộc đời lao đao khổ nhọc với nhiều nghề, ông chọn nghề viết như một sự đương nhiên, lại là cái nghiệp khổ nhọc gấp vạn lần.
Bởi vì, trước tiên ta đọc thấy trong đó ngôn ngữ của sự thật, thứ sự thật đã qua chắt lọc, suy ngẫm, khi viết ra cũng không dễ dàng gì. Như chính ông thừa nhận: \Tôi thường ngồi chơi chơi ở các quán cà phê lề đường, uống… trà đá suy gẫm nhiều điều. Những điều khác thường, có vẻ không tưởng, nghĩ hoài cũng chưa hẳn đi đến đâu. Đôi khi nó chỉ là phát hiện mới loé lên sau vỏ não… Thật ra cũng là cái cớ cho tôi đề cập tới các vấn đề nhỏ, vài suy nghĩ thời cuộc của mình, có khi cũng là của bạn. Những lúc như vậy, tôi hay đi lang thang…\. Kế đến là cách diễn đạt rất lạ mà ông gọi là phương pháp định dạng hiệp sĩ, tiếng nói thứ hai, thủ thuật ngoại cảm…, để nắm bắt những khoảnh khắc đời sống theo mặt cắt của nó tương tự như nghệ thuật chụp ảnh hay là \lột vỏ một củ hành\. Và đó là cuộc đời được nhìn qua lăng kính của Mạc Can, một anh hề xiếc, ông nhà văn, chàng hiệp sĩ lang thang, \nhà ngoại cảm\…
Sao cũng được. Tạp bút Mạc Can cũng chưa hẳn là tạp bút, có thể là tản mạn, truyện ngắn hay tự truyện gì gì đó, nhưng không phải là cuốn sách đọc để thư giãn.
Theo Báo SGTT 16/08/2006 Như Thuần
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hãy tìm tôi giữa cánh đồng
(
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
(Ngày 01-04-2007)
Derk Bodde, nhà nghiên cứu triết học người Mỹ, dịch giả và đồng thời cũng là học trò của Phùng Hữu Lan, đánh giá về công trình này khi chuyển ngữ sang tiếng Anh: “Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất và trong nhiều phương diện người ta có thể hy vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất”. Và ông đánh giá công việc của mình: “Khi đa số chúng ta cho rằng cái di sản văn hóa Hy Lạp và La Mã vẫn là tiêu biểu của thế giới, thì khoa học so sánh các nền văn minh càng cần thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để hiểu các nền văn hóa nước ngoài mà còn để hiểu chính nền văn hóa của chúng ta, ngõ hầu chúng ta có được sự khách quan”.
Trong khi người châu Âu và Mỹ, muốn dùng công trình của Phùng Hữu Lan làm “chìa khóa” để đi vào tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, thì chúng ta, “người láng giềng” của nền văn hóa vĩ đại này, mãi đến hôm nay mới tiếp cận được di sản của Phùng Hữu Lan. Tuy nhiên, trong học thuật và triết lý, nhận ra vấn đề không bao giờ là quá muộn. Do vậy, khi cầm bản dịch này trên tay, độc giả đã tìm cho mình một hướng đi cẩn trọng, để hiểu được văn hóa Trung Quốc.
Là một người say mê với văn hóa Trung Quốc, dịch giả Lê Anh Minh được biết đến khi tham gia biên soạn và dịch hàng loạt tác phẩm có giá trị như: Triết giáo Đông phương (đồng chủ biên), Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc (đồng chủ biên), Lịch sử văn minh và các triều đại Trung Quốc (đồng chủ biên), Chu dịch đại truyện v.v… Hơn thế, trong bản dịch này ngoài chú thích của Phùng Hữu Lan và Derk Bodde, còn có sự “đóng góp” của chính dịch giả để cho bản dịch không những trong sáng hơn, mà còn giúp bạn đọc dễ hiểu hơn.
Trong triết lý, vấn đề quan trọng là biết đặt câu hỏi: “Một câu hỏi đúng quan trọng hơn một câu trả lời cho câu hỏi sai”. Vậy khi đọc bộ sách này rồi tự đặt câu hỏi, biết đâu, chúng ta sẽ tìm ra những câu hỏi mới, đôi khi quan trọng hơn câu trả lời (mà nếu có câu trả lời thì càng tốt), cho chính chúng ta.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Thứ Tư, 02/05/2007)
Ngũ tử cướp cái
Những con tò he nặng tình đất nước
TTO
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn