“…Thiếu Phụ: (đứng phất lên nhìn chồng) Giết Trương Phụ? Đến mấy muôn binh tướng của nhà Hồ còn phải tan nát vì Trương Phụ huống hồ chỉ một phu quân!… Không! Em khuyên chàng không nên nghĩ chuyện xa xôi như thế! Chàng đừng đi là hơn!…
Kỵ Sĩ: Lê Kiều em ơi! Trong bao nhiêu năm gần gũi nhau, há em không biết rõ lòng anh sao? Một lời đã hứa không thể lấy lại được. Một gái anh hùng như em, lẽ đâu ngạc nhiên khi nghe chồng lãnh cái sứ mạng thiêng liêng của đảng đã giao phó? Trái lại, em nên lấy làm hân hạnh và vui mừng tiễn anh lên đường mới phải…
Thiếu Phụ: Nhưng… đi là chết!
Kỵ Sĩ: (cười lớn) Chứ sống để làm gì trong lúc non sông mù khói lửa và dấu chân quân Tàu dẫm nát quê hương. Em có thấy không? Tiếng kêu than của mấy triệu đồng bào? Em hãy can đảm lên, hãy cười lên để tiễn anh lên đường nghĩa vụ. Nếu chúng ta không giết được Trương Phụ thì Trương Phụ rồi cũng tìm đến mà giết ta. Bao nhiêu họng hoả pháo đều nhắm về phía Đông Triều…
Thiếu Phụ: (nghiến răng) Có cả hoả pháo nữa kia à? Tàn ác đến thế là cùng. Thế sao trót tháng nay tên giặc già ấy không động binh là nghĩa lý làm sao?
Kỵ Sĩ: Sau khi đã diệt tan quân của Hồ Nguyên Trừng, Trương Phụ mới kéo đại quân vào Mô Đô để đuổi theo hoàng đế Quý Khoách. Nhưng, trước khi gặp vua nhà Trần, Minh tướng đã chạm phải sức kháng chiến dõng mãnh của “nghĩa sĩ đảng” ở Hoa Châu. Thấy đánh mãi không vỡ được mặt trận Đông Triều, hắn liền sai Mộc Thạnh về Trung Nguyên kéo qua mười cỗ hoả pháo để diệt chúng ta. Nhân thế hẳn cho quân sĩ nghỉ trong ít lâu dưỡng sức. Chỉ trong nay mai cả khu rừng này sẽ chuyển động, đá lở, núi tan. Chúng ta sẽ không sống yên ổn được với tên giặc già lợi hại ấy…”
(Trích: Người đi không về)
Mục lục:
Lý Văn Sâm – người thổi sáo ở Bến Xuân
Người đi không về
Trùng dương
Trong một ngày vui
Nham hiểm
Sậu lệnh
Một bi kịch đã hạ màn
Nửa mảnh trăng thề
Sa mạc
Đường vào xứ Phật
Đi chơi Tết
Vàng
Mời bạn đón đọc.