Xem sách hay

Lý Luận – Phê Bình Văn Học Ở Đô Thị Miền Nam 1954 – 1975

Mua ở đâu?
Trần Hoài Anh

Khi nghiên cứu một nền văn học, không thể chỉ nói đến sáng tác mà không nói đến hoạt động lý luận – phê bình. Bởi lẽ, tác phẩm văn học chỉ thật sự tồn sinh khi được người đọc tiếp nhận. Hoạt động tiếp nhận là một phần quan trọng của đời sống lý luận – phê bình, góp phần tạo nên sinh khí cho đời sống văn học. Như thế, lý luận – phê bình là sự tự thực của đời sống văn học, là một phần không thể thiếu của lịch sử văn học.

Việc nghiên cứu lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975 không tránh khỏi những khó khăn, phức tạp về nhiều mặt, nhất là về tư liệu. Vì vậy cho đến nay, sau hơn ba mươi năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiền vấn đề về văn hóa văn nghệ ở đô thị miền Nam được quan tâm nghiên cứu, song phần lớn đều tập trung ở lĩnh vực sáng tác, còn ở lĩnh vực lý luận – phê bình, hầu như chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào.

Đối tượng nghiên cứu của chuyên luận là lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975. Vì theo Nguyễn văn Trung, sinh hoạt văn nghệ ở miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 "chỉ là một sinh hoạt ở các đô thị và là sinh hoạt bên lề những sinh hoạt khác. Nhìn vào thành phần độc giải sẽ thấy rõ sinh hoạt văn nghệ chưa phải là một đòi hỏi xã hội có tính chất phổ biến. Quần chúng đông đảo ở nông thôn không biết tới nó". Mặt khác, ở miền Nam trong giai đoạn này, bên cạnh văn học ở đô thị do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, còn có bộ phận văn học cách mạng do Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam Việt Nam lãnh đạo, trong đó có bộ phận lý luận – phê bình văn học thì không thuộc đối tượng nghiên cứu của chuyên luận.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?