Lều chõng lần đầu tiên được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ số 112 (21/03/1939) và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong đại chiến thế giới lần thứ hai, giữa lúc thực dân Pháp lại đang dấy lên phong trào phục cổ, nhằm lôi cuốn trí thức văn nghệ sĩ vào con đường thoát lý thực tế đấu tranh cách mạng…
Chủ nghĩa phục cổ kêu gọi trở lại với nền văn hoá giáo dục cũ, với nưhững giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, với những hủ tục ở chốn hương thôn, với quan trường và địa gia đình phong kiến.
Giữa cái không khí phục cổ đầy vẻ thành kính trang nghiêm và mùi hương trầm đốt lên trongc ác triều đình lăng tẩm, với màu trắng vàng son rực rợ của hoành phi câu đối, cảu võng lọng, cân đai, cờ biển… thì Lều chõng ném ra một bức tranh màu xám với những đường nét tối sẫm; tác phẩm cảu Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp tháong sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt.
Viết Lều chõng, Ngô Tất Tố có ý ghi lại một thiên phóng sự về chế độ giáo dục và khoa cử mục nát dưới triều Nguyễn, đồng thời nhà văn cũng muốn miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến.
Ngày nay nghe đến hai tiếng Lều Chõng có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay.
Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, Lều Chõng vẫn làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta vẫn khoe là bốn nghìn năm văn hiến.
Những ông ngồi trong miếu đường làm rường làm cột cho nước nhà, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn làm mẫu cho đạo đức phong hỏa, đều ở trong đám lều chõng mà ra.
…Vì nó nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài đã hiện ra nhiều cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp
(NGÔ TẤT TỐ. Thời vụ số 109 ra ngày 10 -3 – 1939)
Để giúp bạn đọc có điều kiện hiểu sâu sắc về tài năng, đóng góp và vị trí của nhà văn Ngô Tất Tố trong nền văn học nghệ thuật dân tộc, Nhà xuất bản Văn học cho ấn hành cuốn Lều Chõng – Tác Phẩm Và Dư Luận. Cuốn sách gồm hai phần:
Phần I: Tác phẩm: đăng toàn bộ tác phẩm Lều Chõng của Ngô Tất Tố
Phần II: Dư luận: gồm nhiều bài viết của các nhà văn tên tuổi khi nói về con người và tác phẩm của Ngô Tất Tố, như: Tiểu thuyết Lều chõng của Ngô Tất Tố (Tác giả: Phan Cự Đệ); Lều chõng của Ngô Tất Tố (Tác giả: Vũ Ngọc Phan); Nhân đọc Ngô Tất Tố góp ý kiến phân tích quyển Lều chõng (Tác giả: Trần Văn Minh); Phê bình Lều chõng (Tác giả: Kiều Thanh Quế) v.v…