Nhà văn Ngô tất Tố từng nhận định rằng: “Ngày nay nghe đến hai tiếng “Lều” – “Chõng” có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những vật ấy từ biệt chúng ta mà đi đến chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay.
Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, “Lều”, “Chõng” vẫn làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta vẫn khoe là “Bốn nghìn năm văn hiến”. Những ông ngồi trong miếu đường làm rường làm cột cho nước nhà, những ông ở nơi thuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám lều chõng mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam không khác một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các hạng người hoặc hữu dụng hoặc vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đã đưa nước Việt Nam đến cõi diệt vong. Vì nó, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài đã phát hiện ra nhiều cảnh tượng kỳ quái, có thể khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rùng rợn hồi hộp.”
Tất cả hiện thực xã hội được nhà văn thể hiện trong tác phẩm “Lều chõng”
Mời bạn đón đọc.