Trong những năm 30 của thế kỷ XX, thanh niên nam nữ mới tiếp thu văn hoá phương Tây, muốn thoát ly khỏi gia đình phong kiến, chống lại quyền cha mẹ đặt đau con ngồi đấy, phần lớn cho rằng laays nhau phải chỉ vì tình mới là hợp lý và mới có hạnh phúc vợ chống.
Cái lối hôn nhân phong kiến, trước những thay đổi lớn của xã hội, đã làm sinh ra không ít bi kịch. Lên án nó và góp phần đào thải nó khỏi xã hội thì các nhà văn trong Tự lực văn đoàn đã làm thật mạnh và thành công không ít. Nhưng trong không khí say sưa rất lãng mạn chủ nghĩa ấy, những người thuộc phái mới có ai đã bình tĩnh để sáng suốt mà tự hỏi: nhưng hôn nhân chỉ vì tình yêu thì có phải bao giờ cũng tốt đẹp, và cũng đem đến hạnh phúc cho gia đình cả không?
Chỉ có Vũ Trọng Phụng năm 1937, là như đặt ra cái câu hỏi ấy và đã trả lời bằng cuốn tiểu thuyết Lấy nhau vì tình. Một cuốn tiểu thuyết tâm lý xã hội, mà hiện thực xã hội thì vẽ ra thật trung thành và sinh động, mà tâm lý nhân vật thì phân tích thật tinh vi và sâu sắc