<IMG class=lImage o
Ngày 14/09/2007 Nguyễn Thị Minh Ngọc và “Người đàn bà bị chồng bỏ”:
“Chuyện đời tôi gay cấn hơn nhiều” TT – Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ có thể được xem là một cuốn sách “dốc hết ruột gan” của nhà văn – nghệ sĩ Nguyễn Thị Minh Ngọc, là những khoảng lặng riêng, sau rất nhiều năm tháng mà hình ảnh của chị tưởng như chỉ gắn với việc “diễn”. * Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ được ghi là tiểu thuyết. Nhưng khi đọc thấy có dáng dấp của chính tác giả và có nhiều nhân vật có thể xem là “phiên bản” ngoài đời, còn sống đâu đây. Có thể xem đây là tự truyện hay “chuyện đời tự kể” của tác giả không? – Phần một là chuyện của một cô diễn viên kịch nói, rồi chuyển sang diễn cải lương, sau đó cô phải đi diễn tấu hài, và cuối truyện cô tham gia một loại gần với nghệ thuật trình diễn. Phần hai là chuyện kể của khá nhiều phụ nữ khác, kẻ bỏ chồng, người bị chồng bỏ. Tôi không phải là Tôn Ngộ Không để có thể phân thân thành nhiều phụ nữ trong cuốn tiểu thuyết này. Nếu có thể viết tự truyện hay “chuyện đời tự kể” của chính mình, tôi tin là sẽ có nhiều yếu tố giật gân, gay cấn (hãy hiểu hai chữ này theo cách dùng của Bùi Giáng) hơn cuốn sách này nhiều. * Như vậy, trong cuốn tiểu thuyết này có những chỗ mang “tính chất của sự thật” và liên quan đến “người thật việc thật”? – Những lọ thủy tinh đựng những bào thai dị dạng và những phụ nữ chết vì thai trứng thì có thật. Tôi đã thấy ở Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian vào viết và dựng cho bác sĩ, y tá ở đó. Vết xăm trong háng của bạn tôi là có thật dù trong bản sửa cuối tôi đã cho nhân vật cào đi và quên mình đã xăm gì (có thể tham khảo thêm ở bài “Vết xăm của Thịnh” đã đăng trên Tuổi Trẻ Chủ Nhật tháng 5-2006). Người đàn bà trần truồng đứng hát bài hát trước đây mình thường hát trước nhà hát thành phố này vào những năm sau 1975 là có thật. Có vài nhà văn đã viết thành truyện ngắn rồi, thậm chí một cô bạn của tôi còn muốn làm phim. Có lúc tình cờ mà cô đào chánh của CLB Ba Thế Hệ, cô đạo diễn và… tôi lần lượt xuống tóc. Nhiều tin đồn mang tầm vĩ mô gán cho chuyện này. Các bạn sẽ thấy một chuyện tương tự nằm trong một vở diễn ở cuối truyện. Cô giáo dạy đạo diễn của tôi chết vì giao thông vào tháng 6-1989 và gia đình một người tác giả bạn tôi mất cũng vì giao thông vào cuối tháng 8-1988. * Cuốn tiểu thuyết được khởi viết từ năm 1985, cho đến nay đã hơn 20 năm. Ðiều gì khiến chị gián đoạn, chậm rãi như thế? Trong khi đó có thể nói chị lúc nào cũng làm việc “tốc độ”. Có phải vì những trang viết của chính chị làm chị đau lòng, hay chị sợ làm đau lòng những người khác? – Khoảng những năm tháng đó, tôi vướng phải một căn bệnh lạ lắm. Viết lúc ấy như một cách tự chữa bệnh cho mình. Ðến lúc tôi bị vào bệnh viện cấp cứu, mọi thứ ổn định hơn, rồi một nhân vật mà tôi đang mượn mẫu để viết trong đó lại bị chết bất đắc kỳ tử khiến tôi xếp tất cả lại. Sau gần 20 năm, nhân vài người thân và bạn cũ ra đi trước tôi nhanh quá, tôi thấy mình có lỗi khi chưa tặng điều gì tử tế cho những người ấy, bèn soạn lại cuốn truyện này, viết một mạch phần hai. Một trùng hợp, cuối tháng tám năm nay, thời điểm cuốn sách được ra đời, cũng là lượt giỗ thứ 19 của gia đình bạn tôi. * Trong văn chương vốn xem trọng yếu tố “lời sau lời”. Nhưng dường như chị vẫn thích được là “người kể chuyện”? -Tôi viết cuốn này để tặng, đúng hơn là để tạ lỗi, với những người… cõi âm, vì mình đã không chăm sóc họ đúng mức khi họ còn sống. Người âm thì không cần phải “câu khách” vì họ đang là chủ nhà; khách chỉ là chúng ta thôi. Chỉ mong những độc giả tri âm của mình sẽ kịp xem khi người viết và đọc chưa bước sang cõi ấy. Có lẽ với “người âm” được nghe một câu chuyện kể thì thú vị hơn chuyện mà bạn cho là “lời sau lời”. Tôi cũng không có nhu cầu phải chạy theo những kỹ thuật viết mới. Tôi chỉ chọn những cách viết nào có thể chia sẻ được những vấn đề hiện tại của những tâm hồn gần gũi với mình. TRẦN NHÃ THỤY thực hiện
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ký Sự Người Đàn Bà Bị Chồng Bỏ
Nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc Ký sự người người đàn bà bị chồng bỏ (Thứ 7, 17/11/2007) Xuất bản cách nay ba tháng, đã được đông đảo bạn đọc đón nhận, nhưng đến ngày 17-11, cuốn tiểu thuyết Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ mới được tác giả là nhà văn – đạo diễn – diễn viên sân khấu Nguyễn Thị Minh Ngọc tổ chức buổi giới thiệu với bạn đọc, tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM. Không khí buổi giới thiệu “nóng” lên từ sớm bởi số lượng độc giả, bạn bè và nhà báo đến tham dự. Sở dĩ vậy vì từ tựa sách Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ đến tên tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc đã tạo nên sức hút đối với những người yêu văn hóa đọc. Chính tác giả thừa nhận cuốn tiểu thuyết được xây dựng dựa trên những nhân vật khá quen thuộc, gần như được lấy nguyên mẫu từ đời thực. Trong đó có những người vẫn đang sống, có người cũng chỉ mới mất cách đây không lâu… Độc giả đến với buổi giao lưu, ai cũng mong nhận được câu trả lời từ phía tác giả cho câu hỏi ai là ai trong cuốn tiểu thuyết này. Vì khi đọc tiểu thuyết này họ gần như luôn phải dừng lại ở những nghi ngờ, phỏng đoán. Nhà nghiên cứu – nhà văn Nhật Chiêu hẳn đã đọc rất kỹ Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ khi đưa ra nhận xét hoàn toàn thuyết phục về nghệ thuật kể truyện của tác giả: “Nổi bật nhất ở cuốn sách này là chị có ý thức sử dụng thủ pháp sân khấu. Chị tự phân vai cho chính mình, như chuyển đổi từ ngôi vị thứ nhất – xưng tôi, ở phần một của tiểu thuyết sang ngôi thứ ba để quan sát chính mình, ở phần hai. Hay như chị hóa thân thành đứa con hoàn toàn là ảo để tâm sự với chính mình trong vai trò là một người mẹ trong tưởng tượng…”. Vì vậy, có thể khẳng định Nguyễn Thị Minh Ngọc đã có một bước ngoặt hoàn toàn mới trong nghệ thuật viết ở Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ so với những truyện ngắn trước đó. Cũng theo nhà văn Nhật Chiêu diễn là một từ được tác giả cố ý sử dụng với những ý nghĩa đa chiều của nó: Diễn trên sân khấu là yêu và sống với nghiệp cầm ca bằng tất cả tâm huyết, nhưng diễn ngoài đời thì là trò bịp bợm, dối lừa nhau… Nhân vật chính của tiểu thuyết, và nhiều những nhân vật khác của Nguyễn Thị Minh Ngọc, họ đều đã diễn như thế trong tiểu thuyết của chị. Tuy nhiên, một thực tế là tác giả vô tình hay cố ý trong việc sử dụng hơi nhiều tính kịch trong cách đặt tựa các chương. Điều này ít nhiều gây khó hiểu đối với những độc giả không được trang bị kiến thức về lĩnh vực sân khấu. Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét tác phẩm thuộc dòng văn học “vết thương”, vì tác phẩm đầy màu sắc u ám, chết chóc… Tuy nhiên, nhìn vào “vết thương” ấy không phải để thấy cái đen tối của thời cuộc, của một kiếp cầm ca (nhân vật chính là một đào hát), của nhiều người đàn bà bị chồng bỏ, thấy những cái chết đầy ám ảnh… Nhìn và đọc “vết thương” ấy, để tìm thấy ánh sáng, thấy được sự cố tìm kiếm sự tự tin của những phụ nữ thấp cổ bé họng, thấy được họ đã tin yêu cuộc đời này như thế nào! Đó mới là thông điệp mà Nguyễn Thị Minh Ngọc muốn truyền tải đến với bạn đọc. Còn câu hỏi ai là ai gây sự tò mò kia cho đến cuối buổi giao lưu, tác giả cũng khéo léo xin không được trả lời! Mễ Thành Thuận
Nhà văn Nguyễn Thị Minh Ngọc Ký sự người người đàn bà bị chồng bỏ (Thứ 7, 17/11/2007) Xuất bản cách nay ba tháng, đã được đông đảo bạn đọc đón nhận, nhưng đến ngày 17-11, cuốn tiểu thuyết Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ mới được tác giả là nhà văn – đạo diễn – diễn viên sân khấu Nguyễn Thị Minh Ngọc tổ chức buổi giới thiệu với bạn đọc, tại Cung Văn hóa Lao động TPHCM. Không khí buổi giới thiệu “nóng” lên từ sớm bởi số lượng độc giả, bạn bè và nhà báo đến tham dự. Sở dĩ vậy vì từ tựa sách Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ đến tên tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc đã tạo nên sức hút đối với những người yêu văn hóa đọc. Chính tác giả thừa nhận cuốn tiểu thuyết được xây dựng dựa trên những nhân vật khá quen thuộc, gần như được lấy nguyên mẫu từ đời thực. Trong đó có những người vẫn đang sống, có người cũng chỉ mới mất cách đây không lâu… Độc giả đến với buổi giao lưu, ai cũng mong nhận được câu trả lời từ phía tác giả cho câu hỏi ai là ai trong cuốn tiểu thuyết này. Vì khi đọc tiểu thuyết này họ gần như luôn phải dừng lại ở những nghi ngờ, phỏng đoán. Nhà nghiên cứu – nhà văn Nhật Chiêu hẳn đã đọc rất kỹ Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ khi đưa ra nhận xét hoàn toàn thuyết phục về nghệ thuật kể truyện của tác giả: “Nổi bật nhất ở cuốn sách này là chị có ý thức sử dụng thủ pháp sân khấu. Chị tự phân vai cho chính mình, như chuyển đổi từ ngôi vị thứ nhất – xưng tôi, ở phần một của tiểu thuyết sang ngôi thứ ba để quan sát chính mình, ở phần hai. Hay như chị hóa thân thành đứa con hoàn toàn là ảo để tâm sự với chính mình trong vai trò là một người mẹ trong tưởng tượng…”. Vì vậy, có thể khẳng định Nguyễn Thị Minh Ngọc đã có một bước ngoặt hoàn toàn mới trong nghệ thuật viết ở Ký sự người đàn bà bị chồng bỏ so với những truyện ngắn trước đó. Cũng theo nhà văn Nhật Chiêu diễn là một từ được tác giả cố ý sử dụng với những ý nghĩa đa chiều của nó: Diễn trên sân khấu là yêu và sống với nghiệp cầm ca bằng tất cả tâm huyết, nhưng diễn ngoài đời thì là trò bịp bợm, dối lừa nhau… Nhân vật chính của tiểu thuyết, và nhiều những nhân vật khác của Nguyễn Thị Minh Ngọc, họ đều đã diễn như thế trong tiểu thuyết của chị. Tuy nhiên, một thực tế là tác giả vô tình hay cố ý trong việc sử dụng hơi nhiều tính kịch trong cách đặt tựa các chương. Điều này ít nhiều gây khó hiểu đối với những độc giả không được trang bị kiến thức về lĩnh vực sân khấu. Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét tác phẩm thuộc dòng văn học “vết thương”, vì tác phẩm đầy màu sắc u ám, chết chóc… Tuy nhiên, nhìn vào “vết thương” ấy không phải để thấy cái đen tối của thời cuộc, của một kiếp cầm ca (nhân vật chính là một đào hát), của nhiều người đàn bà bị chồng bỏ, thấy những cái chết đầy ám ảnh… Nhìn và đọc “vết thương” ấy, để tìm thấy ánh sáng, thấy được sự cố tìm kiếm sự tự tin của những phụ nữ thấp cổ bé họng, thấy được họ đã tin yêu cuộc đời này như thế nào! Đó mới là thông điệp mà Nguyễn Thị Minh Ngọc muốn truyền tải đến với bạn đọc. Còn câu hỏi ai là ai gây sự tò mò kia cho đến cuối buổi giao lưu, tác giả cũng khéo léo xin không được trả lời! Mễ Thành Thuận
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ký Sự Người Đàn Bà Bị Chồng Bỏ
(VTV1 Ngày 19/03/2008)
(VTV1 Ngày 19/03/2008)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|