Xem sách hay

Khoảng Lặng Sau Chiến Tranh

Mua ở đâu?
Trịnh Đình Khôi

Bằng trực cảm và cả ý thức, sau bề nổi câu chữ là số phận nghiệt ngã của nhân dân và tiêu biểu là người lính thời hậu chiến, da diết ám ảnh và đau đớn. Không chỉ đọc bằng mắt bằng cả trái tim khối óc, một thông điệp nhắn gửi nhân loại. Vết thương sau cuộc chiến.

“Đề cao khát vọng nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo nhưng không theo lối mòn thành công mà thể hiện từ tốn, sự thật hậu chiến, sự thật trong tâm hồn. Điều muốn nói dài rộng thâm hậu không đo bằng câu chữ. Đó là vấn đề sống còn của xã hội hậu chiến. Đây là một điển hình mới về nhân vật người lính của văn học chiến tranh” –  Nhà văn Nguyễn Đình Chính

Trích đoạn:

“- Chiến quyết định một cuộc hành quân, anh rủ Hiếu đồng hành. Họ đi đủ bằng mọi phương tiện. Xe hỏa, xe ô tô, có đoạn đi xe ôm. Xe có vé, không vé, đi nhờ. Chiến tranh đã tắt nhưng dấu vết vẫn còn. Dừng chân ở trạm nào Chiến cũng quốc bộ vào tận nơi xảy ra chiến cuộc.

Nhiều người từ cõi chết trở về kể chuyện cho anh nghe. Đất nước có nhiều thay đổi nhưng con người vẫn nghèo khổ. Đường mười lăm, đường hai mươi, ngầm Tà Lê, ngã ba Đồng Lộc tất cả đều được sửa sang uốn nắn. Chiến nhớ lại trận đánh giáp lá cà ngập ngụa máu. Những chú lính Đại Hàn hăng tiết vịt, giết chóc ghê sợ.

– Những ngày sương núi âm u. Cái hoang đá hoang lạnh chứa cả mấy đại đội quân B52 chà sát, máy bay trinh sát dòm ngó, bom nổ liên tục, lục bục suốt ngày quen tai. Bộ đội mệt, nằm la liệt trong hang, mặc bom ngoài cửa hang nổ như pháo rang.

– Có anh lính ngồi đếm bom nổ, ngày mấy chục lần mà chẳng chết ai. Thỉnh thoảng mới có những quả bom tấn lạc vào cửa hang làm rung chuyển cả núi rừng như một trận động đất. Bên tai Chiến còn văng vẳng tiếng Oanh khóc, Oanh có cái tên con gái. Oanh nhỏ nhắn tóc quăn môi đỏ xinh trai, khóc như bị đánh khi bị thương. Bọn địch nghe tiếng chửi nã đạn tới chỗ anh nằm. Mười lăm phút sau tiếng khóc và tiếng chửi tắt hẳn…”

Mời bạn đón đọc.

 

 
Mua ở đâu?