Xem sách hay

Khát Vọng Đau Đớn

Mua ở đâu?
Viết về những con người của thì hiện tại, cái thời mà mọi người cùng lo toan cho cuộc sống, định hướng tương lai; có toan tính bình thường, tầm thường, có tin yêu, hy vọng…

…Suốt đêm Quỳnh thao thức không ngủ được. Anh nhớ mẹ quá! Trong cuốn an-bom, nơi dán những tranh ảnh kỷ niệm, tấm hình của mẹ, anh để ở trang đầu. Rồi đến bức ảnh của mẹ bế thằng Đắc lúc đầy tuổi tôi. Hai mươi sáu năm rồi! Chao ôi! Một người mẹ! Ngần ấy năm trời, bà cụ đã quá vãng, Quỳnh vẫn thấy như còn mẹ bên cạnh. Hồi ấy, anh còn đi học, cái Hương và thằng Đắc, còn ấu thơ. Nhà nghèo lắm! Thầy anh dạy học, lương giáo viên cấp một chẳng được mấy, nhà những năm miệng ăn với bao nhiêu thứ phải tiêu pha. Ông cụ không làm thêm gì được, lại đam mê sách vở, học tập, nhà càng túng bấn. Thể chất bà cụ lại yếu. Quỳng không hiểu mẹ đã mắc bệnh gì, chỉ biết mẹ rất yếu, da xanh tái, vẻ mặt sầu muộn, đi đứng chậm chạp và hay thở dài, húng hắng ho vào những đêm trời trở lạnh. Trên bếp bao giờ cũng có một siêu nước sôi lạch xạch, mùi thuốc thoang thoảng khắp nhà. Chỉ có đôi mắt của mẹ là sáng, mớ tóc xanh mướt, họa hoằn lắm bà mới gội, gội xong phải đứng trên cái ghế cao để chải đầu. Có lẽ, xưa kia, mẹ đẹp lắm! Thầy anh đã yêu mẹ với tình yêu như người thấy cánh hoa sắp rơi rụng. Thỉnh thoảng ông chỉ tấm ảnh lồng kính trên cao nói với các con:
– Đấy! Mẹ con xưa kia đấy!.
Một thiếu nữ nông thôn có đôi mắt to đen láy như mắt trẻ thơ, chít khăn, gương mặt dài, dịu dàng và đượm buồn đang mỉm cười với anh em Quỳnh…
Trích từ Chương 11 trong Khát Vọng Đau Đớn của Ông Văn Tùng.
Trân trọng giới thiệu.

 
Mua ở đâu?