Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam – Thầy Giáo Thủy Thần:
Từ xưa đến nay, truyền thống tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Vốn hiếu học, người dân Việt từ xưa đã quan niệm "một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy" và đây là điều đặc biệt kỳ diệu của dân tộc ta.
Có thể xem nước ta là nước có nghề thầy bởi từ xưa, cứ biết chữ là có thể đi dạy, đang là học sinh cũng có thể đi dạy, vừa dạy vừa học là điều thường gặp. Ngay trong một gia đình, nghề thầy là một nghề truyền thống, ông, cháu, cha, con đều nối nghiệp của thầy. Làm thầy là được mọi người kính trọng và ngược lại, đã làm thầy là phải luôn luôn trau dồi sức mạnh, tài năng.
Đặc biệt, trứơc đây, rất nhiều người thi đỗ nhưng không ra làm quan mà về làng dạy học và họ được xã hội dành cho một vị trí trang trọng. Nghề thầy được xem là nghề vinh quang, tự do, tự tại, nhà trường là nơi không có chỗ cho thói bon chen, cho những việc làm thất đức và học trò đến trường trước hết là học lễ sau mới học văn theo quan niệm của giáo dục thời trước.
Qua nhiều thế kỷ, trân trọng việc dạy và việc học đã trở thành truyền thống. Đi học đựơc xem là hành động thiêng liêng; người thầy truyền dạy đạo đức được đánh giá rất cao. Lịch sử giáo dục nước ta cho thấy nghề làm thầy luôn luôn đòi hỏi phải tự trao dồi kiến thức, gắng công liên tục.
"Chu Văn An còn có tên gọi là Chu Văn Trinh, tự là Lịnh Triệt, hiệu Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Có sách nói ông thi đỗ Thái học sinh nhưng lại có sách nói ông không đỗ đạt gì.
Vốn là người ham đọc sách, ông mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, cạnh làng Quang Liệt. Ông thường dạy họ trò rõ lẽ, giữ chính, trừ tà. Nghe danh ông, học trò theo về rất đông. Tương truyền, học trò của ông như Phạm Sư Mạnh, đỗ Thái học sinh, làm quan đến chức Nhập nội Hành khiển (tể tướng) mà khi về thăm thầy cũng phải quỳ lạy dưới giường. Nếu được thầy bảo ban mấy lời là vui sướng lắm. Nếu có điều gì không phải, thầy quở trách ngay, có khi còn bị quát mắng, đuổi đi, không cho vào gặp.
Tiếng tăm của ông lan rộng đến tận triều đình, vua Trần Minh Tông hâm mộ, vời ông ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, hầu giảng sách cho thái tử. Nghe tin ông về kinh thành nhậm chức, nho sĩ bốn phương đều hoan hỉ. Trần Nguyên Đán khi ấy đã làm bài thơ mừng…".
Mời bạn đón đọc.