Kể Chuyện Lịch Sử Việt Nam – Lũy Thầy:
Triều Nguyễn, khởi nghiệp từ vua Gia Long (1802) và kết thúc là vua Bảo Đại (1945), kéo dầi 143 năm nhưng thực chất, triều đại này chỉ tồn tại thực sự 82 năm, tức là tới năm 1884, sau khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ.
Có ý kiến cho rằng khi nghiên cứu triều Nguyễn, cần chú ý tới các chúa Nguyễn, những người đã có công mở nước về phía Nam và tạo tiền đề cho các vua Nguyễn sau này. Điều rõ nét nhất trong công nghiệp của các chúa Nguyễn là sự hoạch định ranh giới, đặc biệt trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn với Lũy Thầy do Đào Duy Từ – một người đựơc xem là “quân sư” trong những ngày đầu khi các vị chúa ở Đàng Trong có ý định tạo cho mình một vương quốc riêng, dựng nên. Một thời gian dài, địa danh lịch sử này thường được nhắc đến như một đường biên giới giữa hai thế lực phong kiến và như là một vạch xuất phát trong đường đua để Gia Long khởi nghiệp, mở đầu vương triều. Vương triều phong kiến cuối cùng này có vai trò, vị trí và ảnh hưởng khác biệt hẳn so với các tập đoàn và vương triều phong kiến trước. Bởi thế, trong cuốn sách này sẽ nói rất ít về các chúa Nguyễn và giành “lưu lượng” lớn cho các vị vua đầu triều Nguyễn, khi vương triều này chưa trở thành công cụ của người Pháp và còn đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam.
Theo sử sách của nhà Nguyễn, Nguyễn Kim được xem là ông tổ của dòng họ Nguyễn, còn các chúa Nguyễn chỉ được kể từ chúa Tiên – Nguyễn Hoàng khi ông vào cai trị phía Nam.
Triều Nguyễn – vương triều cuối cùng trong lịch sử Việt Nam là một vương triều có rất nhiều vấn đề cần bàn cãi. Đánh giá về triều đại này còn nhiều điều chưa thống nhất, thậm chí còn có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Các nhà nghiên cứu đã phải tốn rất nhiều giấy mực khi bàn luận về nó và tựu trung, có mấy vấn đề như sau:
– Nhà Nguyễn có công khôi phục và thống nhất lãnh thổ, xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hoá hay các vua Nguyễn thực hiện những chính sách cai trị lỗi thời, cố chấp, làm cho xã hội trì trệ, tiềm lực dân tộc hao mòn.
– Xã hội thời Nguyễn ổn định hay rối loạn trước những cố gắng của các vua Nguyễn và hiệu quả thực tế của các chính sách của các vị vua đối với đất nước.
– Các nhân vật như Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Phan Thanh Giản… cần phải đánh giá như thế nào? Có phải Gia Long “cõng rắn cắn gà nhà” là nguyên nhân khiến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp không? Minh Mạng có phải là bạo quân không? Tự Đức có bán nước không? Khải Định có phải ông vua mảnh sành không?
– Tại sao các vua Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan toản cảng”.
– Vì sao tư tưởng canh tân dưới triều Nguyễn bị thất bại?
Đánh giá về xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn, cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến đang phải tranh cãi, bàn luận. Có những ý kiến khẳng định, “dưới triều Gia Long, Việt Nam trở thành một nước cường đại, từ xưa tới nay chưa từng thấy. Suốt một thời gian dài (1802-1884), triều Nguyễn đã có công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc, chính sách khẩn hoang của các vua Nguyễn có ý nghĩa to lớn và đem lại hiệu quả sâu sắc. Bộ luật Gia Long là bộ luật có tính độc lập cao, thể hiện những nỗ lực của triều Nguyễn nhằm giải quyết những vấn đề của xã hội Việt Nam đương thời. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chế độ quân chủ chuyên chế đã phát triển đến độ cực thịnh và toàn diện. Và nước ta từ thời Minh Mạng qua Thiệu Trị đến mấy năm đầu triều Tự Đức là giai đoạn tương đối yên trị với một nền nông nghiệp tự túc cổ truyền, một nền cai trị tương đối lương hảo, xã hội Việt Nam giữ được thế quân bình trong sinh hoạt. Ngược lại, có những ý kiến cho rằng chưa ở thời kỳ nào, mà các cuộc nổi dậy và chống đối của các tầng lớp dân chúng lại nhiều, rộng lớn và liên tục như ở thời Nguyễn. Cục diện này đã phản ánh nỗi căm oán của nhiều tầng lớp xã hội. Bộ luật Gia Long hầu như chỉ là bản sao chép bộ luật của nhà Thanh…
Mời bạn đón đọc.