Xem sách hay

Kể Chuyện Danh Nhân

Mua ở đâu?
Huy Cờ

Huy Cờ

Quốc Thành

“… Bà mẹ Tái thật thà, bán tín bán nghi nói:

– Thằng Tái nhà tôi nó đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn. Nó có được học hành gì đâu mà đỗ trạng?

Nói đến đây cổ bà cụ nghẹn lại, hai hàng nước mắt chảy ra. Bà thấy tủi trong lòng rồi òa lên khóc.

– Tôi biết họ hàng xưa nay thấy nhà tôi nghèo nên xa lánh, lạnh nhạt. Như thế cũng đủ tủi hổ cho tôi lắm rồi! Sao hôm nay các người lại kéo nhau đến đây mỉa mai, giễu cợt tôi? Ông anh quý hóa của tôi ơi! Mới hôm nào ông mắng tôi, rủa thằng Tái chết đường, chết chợ… Sao hôm nay lại có tin lạ lùng này? Hay các người bày ra để lừa gạt tôi? Tôi không tin! Tôi không tin! Các người hãy về hết đi!…

Lý trưởng Vạn Ty vội nói:

– Thưa cụ! Con đã nhận được trát của quan trên chỉ xuống, là phải nghênh đón quan trạng long trọng. Giờ kính cụ ra đình chung, cho chúng con được hầu hạ!

Bà mẹ Tái:

– Các người định giở trò gì nữa ra thế? Ra đình chung! Hầu hạ! Ừ ra thì ra! Ra xem các người giở trò gì nào!

Ông bác họ vội nói:

– Ấy chết! Thím mặc thế này ra đón trạng là không được! Thím vào nhà thay quần áo mới đi!…

Bà Tái:

– Cả đời tôi có mỗi bộ quần áo vá, cũ kỹ, có đâu mà thay đổi!

Ông bác nhanh nhẩu:

– Vậy để tôi bảo cháu về nhà, lấy bộ áo dài của bà nhà tôi cho thím mặc.

Rồi ông bác cao giọng:

– Bà con họ hàng nghe đây: Cháu tôi đã đỗ trạng! Để mừng quan tân khoa, đám trai trẻ ở đây hai mươi người dựng rạp. Còn mười người nữa, sang nhà tôi bắt hai con lợn về làm thịt chuẩn bị bày cỗ!

Bà mẹ Tái giẫy nẩy:

– Ấy chết! Em xin bác! Chớ vung tay quá trán đã biết hư thực ra sao mà vội mổ lợn. Nhà tôi nghèo, cơm chẳng có mà ăn, lấy đâu ra tiền của mổ lợn khao cả họ. Sau này nhỡ thằng Tái nó không đỗ thì làm thế nào?

Ông bác họ hung hăng:

– Thím cứ để mặc tôi! Cháu tôi, tôi lo! Nào tất cả ai vào việc ấy đi! Nhanh lên!

Thế là cả họ nghe bề trên chỉ huy, người nào việc ấy tăm tắp. Ngẫm ra đúng như câu ca của các cụ: “Gõ mõ cả ngày, không tày gõ thớt”.

Họ hàng, dân làng đã kéo nhau tề tựu đông đủ tại đình làng. Bà mẹ Tái mặc bộ quần áo mượn của bác gài nhìn cũng tươm tất hơn mọi ngày. Nhưng lụa là của quần áo cũng không che nổi nước da xám xịt vì thiếu ăn và bệnh tật. Lụa là cũng không che nỗi nỗi cơ cực nghèo túng của một đời, đã làm cho da mặt bà nhăn nheo, hai má tóp lại. Thân thể bà chỉ còn da bọc xương…

Đến gần trưa thì bà cụ nhìn thấy hai hàng lính dõng, quần áo nai nịt gọn gàng, tay cầm giáo mác tề chỉnh, tiến vào đứng xếp hàng ở cổng đình. Sau đó là tiếng hoa báo từ xa vẳng lại:

– Loa! Loa! Loa! Dân làng Vạn Ty nghe đây!

Quan trạng về vinh quy bái tổ. Tất cả già, trẻ, gái, trai hãy ra chốn đình chung nghênh đón!…

Loa! Loa!…

Nhìn thấy linh triều đình về, nghe tiếng loa báo gọi, bà mẹ Tái mới tin là có trạng về. Còn trạng là ai? Có phải con bà hay không? Thì bà còn ngờ vực. Bà ngờ vực là đún thôi, vì con bà đi tha phương cầu thực, chứ có đi học đi hành gì đâu mà đỗ trạng? Cho nên bà mẹ Tái vẫn thấy nửa mừng nửa lo…

Cho đến khi hai chiếc lọng xanh che lưng con ngựa xuất hiện. Rồi người ngồi trên lưng ngựa nhẩy xuống, vào đình, quỳ trước mặt bà.

– Con là Tái, đã vinh quy bái tổ, xin cúi lạy mẹ già!

Lúc này bà cụ chân run lẩy bẩy, mắt nhòa lệ hỏi:

– Thằng Tái đó hả? Có phải thằng Tái thật không?

Rồi bà lấy tay sờ lên mặt con. Tay bà chạm phải nốt ruồi son, mọc thây nẩy giữa trán Tái. Lúc bấy giờ cụ mới tin con bà đỗ trạng thật.

Bà thảng thốt kêu lên:

– Ôi! Thằng Tái nó đỗ trạng thật rồi!…” (Trích Ân tình xuyên thế kỷ)

Mục lục:

Án tình xuyên thế kỷ

Phan Văn Ái

Bài học đầu tiên

Ông Nghè đội đất

Cô Tấm Bắc Ninh

Hoàng Thị Hay

Những tuổi thân gắn với danh nhân Bình Định

Tìm lại vế đối của sư phụ hoàng đế Quang Trung

Thử tìm hiều vũ khí hỏa hổ của nhà Tây Sơn

Quốc công Võ Văn Dũng và giai thoại ở An Khê

Tìm hiểu vị tiền hiền đất An Khê

Chuyện mới được biết về hậu hiền họ Nguyễn ở An Khê

Tìm hiểu hậu duệ họ Nguyễn Cảnh ở An Khê

Giai thoại họ Nguyễn Cảnh ở An Khê

Năm Ất Dậu với hịch cần vương

Nhà cách mạng tăng bạt hổ và giai thoại với dốc đót an khê.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?