Hãy Tìm Tôi Giữa Cánh Đồng
Hãy tìm tôi giữa cánh đồng
(
Hãy tìm tôi giữa cánh đồng
( Ngày 30-04-2007)
Nếu bạn thích nhạc rock, hip hop bạn sẽ không thích cuốn sách này. Nhưng nếu bạn thích nhạc country-folk bạn sẽ yêu thích cuốn sách như tác giả của nó đã yêu thích ca khúc Scarborough fair với “những hoài niệm êm đềm của một trái tim non”, về mùi hương hoa thiên lý đã xa…
Tản văn của Đông Vy giống như những câu chuyện trong các tập Hạt giống tâm hồn. Phía sau những câu chữ không làm dáng, có ẩn chứa một ý tưởng để người đọc phải suy ngẫm. Như khi nhìn chiếc lá rơi: “Chỉ những chiếc lá ở cạnh nhau mới thấy đau với khoảng trống khi chiếc lá ngay cạnh mình rơi xuống! Bởi thế hãy quan tâm đến những người xung quanh”. Hay khi nghe một tiếng ve kêu: “Ve sầu tượng trưng cho tình bạn. Nó không bao giờ ca hát một mình…”.
Cuộc sống không phải chỉ gồm những vấn đề, những sự việc to lớn như con voi hay quả núi. Cuộc sống còn gồm cả những con cá rô nhỏ xíu ở trong ao, cây kim giây nhỏ bé trên mặt đồng hồ… Đông Vy đã chọn viết về những điều nhỏ bé đó. Vì theo cô: “Cuộc đời bắt đầu từ những điều nhỏ bé, thời gian bắt đầu từ một giây. Và nhân loại, chẳng phải bắt đầu từ trẻ con đó sao?”.
Giữa mùa hè nóng bức này, nếu bạn không có điều kiện đi nghỉ mát ở vùng biển hay vùng núi, bạn có thể tìm đọc cuốn Hãy tìm tôi giữa cánh đồng. Bạn sẽ có cảm tưởng một ngọn gió mát lành đang thổi về và đặc biệt nó sẽ giúp bạn chợt nhận ra một mùi hương nào đó, đã từ lâu vẫn lẩn khuất trong trí nhớ của bạn.
Thanh Trịnh
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hãy Tìm Tôi Giữa Cánh Đồng
(VTV1 Ngày 04/05/2007)
Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XX – Những Vấn Đề Lịch Sử Và Lý Luận
(VTV1 Ngày 24/03/2008)
Tu Bụi
(VTV Ngày 25/03/2008)
Từ trước đến nay, nói đến tôn giáo, người ta thường nghĩ tới sự thành kính tôn sùng một hình tượng nào đó. Có thể là một đức Phật, một đức Chúa hay một đức Thánh. Thế nhưng trên thực tế tôn giáo không chỉ để tôn thờ hay sùng bái một hình tượng nào mà tiềm ẩn đằng sau là những triết lý của cuộc sống và cách để con người giải thoát mình khỏi những bất hạnh tinh thần. Cuốn tiểu thuyết “Tu bụi” của tác giả Trần Kiêm Đoàn là một sự diễn giải giáo lý nhà Phật gắn liền với thực tại của cuộc sống xung quanh.
Những lời mở của cuốn sách đã phần nào hé mở nội dung triết học và đạo học mà tiểu thuyết Tu Bụi đã khắc họa một cách vô cùng sinh động. Có lẽ đã rất lâu rồi mới lại có một cuốn sách cùng một lúc đạt đến nhiều tiêu chí như “Tu Bụi”. Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử truyền tải nhiều nội dung phật giáo đồng thời lại phân tích và lý giải rất sâu sắc những triết lý sống mà đạo phật hướng vào.
Lấy bối cảnh lịch sử là đời vua Gia Long và nhân vật chính là Hoàng thân Trí Hải. Tiểu thuyết Tu Bụi đã xây dựng một hình tượng Trí Hải có kiến thức uyên thâm. Thế nhưng hàng chục năm đọc và tìm tòi trong sách vở ông vẫn không tìm ra cách để trở nên hạnh phúc về mặt tinh thần. Trí Hải tìm đến tu sỹ phái Trúc Lâm và được khuyên rằng phải tìm triết lý trong cuộc sống. Trí Hải chấp nhận từ bỏ tất cả bổng lộc, tước hiệu và danh vọng của một đấng hoàng thân để dấn thân vào cuộc sống trở thành một còn người bình dị dân dã nhưng như thế vẫn là chưa đủ để ông tìm được cách thức tu hành.
Sự giải thoát tinh thần của Trí Hải chỉ đến nhiều năm sau đó thông qua việc Tu giữa bụi trần. Trí Hải đã phải trải qua cả một hành trình dài mà để sống và suy nghĩ và ngộ ra rằng: Tu bụi có ba cấp độ. Biết rõ vấn đề như một khổ nạn tất yếu của cuộc sống; hiểu rõ và chấp nhận sống thật với vấn đề. Còn cấp độ thứ 3 và cũng là cách để hóa giải khổ nạn. Đó là sử dụng toàn tâm toàn trí để chuyển hóa khổ nạn từ tình trạng bị dính mắc và trói buộc đến tình trạng buông xả và tự do trong tình thần từ bi, trí tuệ của Phật giáo.
Có nghĩa là nếu như vật chất và tham vọng là cội nguồn đau khổ thì việc”Tu hành” cũng đồng nghĩa với cởi bỏ những cám dỗ vật chất và tham vọng của bản ngã. Tác giả Trần Kiêm Đoàn đưa ra một hình ảnh ẩn dụ: tâm hồn của con người như một tấm gương sáng do tiếp xúc với cuộc đời mà dính phải bụi trần. Nếu dùng tay phủi hay dùng chổi quét thì càng lau bụi sẽ càng bám. Để tẩy sạch bụi cần phải ngộ ra bản chất này và chuyển hóa tâm hồn thành một tấm gương mà bụi trần không bám được.
Tác giả Trần Kiêm Đoàn không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Ông là thày giáo môn tâm lý Trị liệu tại một trường Đại học tại Mỹ. Thật sự thì đây là điều khó mà hình dung được nếu nhìn vào cách hành văn trôi chảy, giàu vần điệu và cách giải thích triết học bóng bảy nhiều ẩn dụ của tác giả.
“Tu Bụi” không phải là một tác phẩm biên khảo lịch sử đúng nghĩa. Các nhân vật chỉ là hư cấu nhưng lại có những giá trị khắc họa những nét chính của một giai đoạn vương triều Gia Long.
“Tu Bụi” giải thích nhiều triết lý sâu xa. Nhiều lý luận khá phức tạp nhưng được lồng trong một cốt truyện tiểu thuyết với tình tiết, câu chuyện, sự kiện hấp dẫn. Một cuốn tiều thuyết khá khó đọc nhưng đáng để đọc.
Anh Ngọc
(VTV Ngày 25/03/2008)
Từ trước đến nay, nói đến tôn giáo, người ta thường nghĩ tới sự thành kính tôn sùng một hình tượng nào đó. Có thể là một đức Phật, một đức Chúa hay một đức Thánh. Thế nhưng trên thực tế tôn giáo không chỉ để tôn thờ hay sùng bái một hình tượng nào mà tiềm ẩn đằng sau là những triết lý của cuộc sống và cách để con người giải thoát mình khỏi những bất hạnh tinh thần. Cuốn tiểu thuyết “Tu bụi” của tác giả Trần Kiêm Đoàn là một sự diễn giải giáo lý nhà Phật gắn liền với thực tại của cuộc sống xung quanh.
Những lời mở của cuốn sách đã phần nào hé mở nội dung triết học và đạo học mà tiểu thuyết Tu Bụi đã khắc họa một cách vô cùng sinh động. Có lẽ đã rất lâu rồi mới lại có một cuốn sách cùng một lúc đạt đến nhiều tiêu chí như “Tu Bụi”. Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử truyền tải nhiều nội dung phật giáo đồng thời lại phân tích và lý giải rất sâu sắc những triết lý sống mà đạo phật hướng vào.
Lấy bối cảnh lịch sử là đời vua Gia Long và nhân vật chính là Hoàng thân Trí Hải. Tiểu thuyết Tu Bụi đã xây dựng một hình tượng Trí Hải có kiến thức uyên thâm. Thế nhưng hàng chục năm đọc và tìm tòi trong sách vở ông vẫn không tìm ra cách để trở nên hạnh phúc về mặt tinh thần. Trí Hải tìm đến tu sỹ phái Trúc Lâm và được khuyên rằng phải tìm triết lý trong cuộc sống. Trí Hải chấp nhận từ bỏ tất cả bổng lộc, tước hiệu và danh vọng của một đấng hoàng thân để dấn thân vào cuộc sống trở thành một còn người bình dị dân dã nhưng như thế vẫn là chưa đủ để ông tìm được cách thức tu hành.
Sự giải thoát tinh thần của Trí Hải chỉ đến nhiều năm sau đó thông qua việc Tu giữa bụi trần. Trí Hải đã phải trải qua cả một hành trình dài mà để sống và suy nghĩ và ngộ ra rằng: Tu bụi có ba cấp độ. Biết rõ vấn đề như một khổ nạn tất yếu của cuộc sống; hiểu rõ và chấp nhận sống thật với vấn đề. Còn cấp độ thứ 3 và cũng là cách để hóa giải khổ nạn. Đó là sử dụng toàn tâm toàn trí để chuyển hóa khổ nạn từ tình trạng bị dính mắc và trói buộc đến tình trạng buông xả và tự do trong tình thần từ bi, trí tuệ của Phật giáo.
Có nghĩa là nếu như vật chất và tham vọng là cội nguồn đau khổ thì việc”Tu hành” cũng đồng nghĩa với cởi bỏ những cám dỗ vật chất và tham vọng của bản ngã. Tác giả Trần Kiêm Đoàn đưa ra một hình ảnh ẩn dụ: tâm hồn của con người như một tấm gương sáng do tiếp xúc với cuộc đời mà dính phải bụi trần. Nếu dùng tay phủi hay dùng chổi quét thì càng lau bụi sẽ càng bám. Để tẩy sạch bụi cần phải ngộ ra bản chất này và chuyển hóa tâm hồn thành một tấm gương mà bụi trần không bám được.
Tác giả Trần Kiêm Đoàn không phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Ông là thày giáo môn tâm lý Trị liệu tại một trường Đại học tại Mỹ. Thật sự thì đây là điều khó mà hình dung được nếu nhìn vào cách hành văn trôi chảy, giàu vần điệu và cách giải thích triết học bóng bảy nhiều ẩn dụ của tác giả.
“Tu Bụi” không phải là một tác phẩm biên khảo lịch sử đúng nghĩa. Các nhân vật chỉ là hư cấu nhưng lại có những giá trị khắc họa những nét chính của một giai đoạn vương triều Gia Long.
“Tu Bụi” giải thích nhiều triết lý sâu xa. Nhiều lý luận khá phức tạp nhưng được lồng trong một cốt truyện tiểu thuyết với tình tiết, câu chuyện, sự kiện hấp dẫn. Một cuốn tiều thuyết khá khó đọc nhưng đáng để đọc.
Anh Ngọc
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn