Hành Trình Của Sói (Tiểu thuyết)
Vụ án Năm Cam và đồng bọn đến nay đã kết thúc được năm năm (2001 – 2006), một khoảng thời gian không quá dài để quên lãng nhưng cũng không quá ngắn và có thể nhìn lại, chiêm nghiệm, rút ra những bài học. Đây là một băng nhóm tội phạm xã hội đen hoạt động theo kiểu Maphia nước ngoài, lớn nhất từ trước đến nay về phạm vi lan ra các tỉnh thành lớn trong cả nước và có chiều hướng câu kết với các băng đảng tội phạm khác ở nước ngoài. Mức độ phạm tội của chúng là đặc biệt nghiêm trọng , trong đó đáng chú ý là sự câu móc làm tha hoá , biến chất một bộ phận công chức nhà nước nằm trong các cơ quan bảo vệ luật pháp, thông tin báo chí… Đây cũng là mặt trái của nền kinh tế thị trường và là tiếng chuông cảnh tỉnh gióng lên khi đất nước đã và đang tiếp tục trên đà hội nhập với nền kinh tế toàn cầu: Khi xã hội bắt đầu có sự phân hoá giàu nghèo, nhiều giá trị tinh thần , đạo đức bị xuống cấp , việc sùng bái vật chất được đề cao … Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần nêu cao bảo vệ và giữ gìn những bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc. Những bài học về đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mang đậm tính thời sự.
Bùi Anh Tuấn là một tác giả có quá trình gắn bó với ngành công an và có nhiều tác phẩm viết về ngành với những thành công nhất định. Trong tác phẩm này, cái tâm của người viết thể hiện rất rõ qua những dằn vặt, trăn trở xót xa về sự xa ngã của một số đồng đội trước băng nhóm tội phạm này và cũng bộc lộ niềm tin tưởng, tự hào vào sự trong sạch lớn mạnh của ngành công an và các đồng chí đồng đội khác của anh trên mặt trận đấu tranh bảo vệ sự bình yên cuộc sống cho nhân dân. Qua tác phẩm tác giả cũng cung cấp được khá nhiều thông tin, tư liệu lý thú về hoạt động của các băng nhóm tội phạm cũng như những âm mưu thủ đoạn của chúng để mọi người hiểu nêu cao cảnh giác. Tuy nhiên, đây là tác phẩm văn học nên nhiều nhân vật mang tính phiếm chỉ,hư cấu, không cụ thể vào một cá nhân nào, bạn đọc cần lưu ý.
Hành trình của sói là tác phẩm văn học – tiểu thuyết tư liệu – đầu tiên viết về vụ án Năm Cam và đồng bọn từ trước đến nay. Mặt hạn chế vẫn chưa làm rõ ranh giới giữa thể loại báo chí và văn học trong tác phẩm. Có một số đoạn, nhận xét, đánh giá… vẫn còn mang tính chủ quan nhất định của tác giả.
Một chuyên án đấu tranh dù thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia , trật tự an toàn xã hội hay các lĩnh vực khác bao giờ cũng hình thành dựa trên những dữ kiện khách quan lẫn chủ quan theo những quy định chung để các cơ quan bảo vệ luật pháp xác định, như vậy dã đủ yếu tố thành lập một chuyên án. Về nguyên tắc thì chuyên án ấy phải có các đặc điểm và diễn tiến theo những quy trình nhất định, có đối tượng chính, đối tượng phụ trong chuyên án, mục đích đấu tranh của chuyên án và khả năng kết thúc án sẽ đạt được những mục tiêu gì … Tuy nhiên cần hiểu, dù là mục đích, ý nghĩa vả hướng đến giải pháp như thế nào, đều phải tuân theo tinh thần thượng tôn luật pháp. Thượng tôn luật pháp tức hành lang pháp lý làm một chuyên án phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết và luốn hướng tới việc bảo đảm các quyền tự do, dân chủ cho mọi công dân mà các cơ quan bảo vệ luật pháp không được vi phạm. Chuyên án cá độ 99 được thành lập cũng theo những tiêu chí ấy.
Xin trân trọng giới thiệu và mời bạn đón đọc.
Tác giả Bùi Anh Tấn; NXB CAND-CTy dịch vụ văn hóa Phước Hải phát hành; giá 75.000 đ/cuốn.
Theo Báo SGGP 16/08/2006 Q.Đ.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Nhưng hành trình đấu tranh để cái thiện lên ngôi trong cuộc đời thật không dễ dàng, giữa bao nỗi âu lo và cám dỗ.
Bùi Anh Tấn đã viết hơn 500 trang tiểu thuyết diễn đạt lại hành trình đó với nhiều kiến giải bằng nhãn quan nhà văn. Vụ án Năm Cam và đồng bọn đã được tường thuật trên các phương tiện truyền thông, thiết nghĩ quá trình truy đuổi “sói” đã được dư luận nắm rõ. Khi đọc Hành trình của sói, người đọc ít chú trọng đến cốt truyện, mà quan tâm hơn đến việc “luận giải vấn đề” hay cụ thể hơn là “vấn đề con người” giữa các ngã rẽ số phận. Tại sao lại có “sói”, lẽ nào con người sẽ trở thành sinh vật cấp thấp khi lương tri không tồn tại?
Hành trình của sói còn hiện diện song song và đậm nét “hành trình của người đi bắt sói”. Nhà văn Bùi Anh Tấn hiện đang công tác trong ngành công an nên anh có những cảm thông sâu sắc với đồng đội của mình trong công tác cũng như đời thường. Anh viết để chúng ta cùng sẻ chia: “… Cái áo không làm nên thầy tu có nghĩa bộ đồng phục công an cũng không đảm bảo anh công an ấy là sắt thép miễn nhiễm với mọi thứ bệnh tật trong cuộc đời này. Cho nên cũng cần nhìn nhận đánh giá anh công an như mọi người bình thường khác trừ tính chất công việc của anh ta đang làm, để có thái độ cư xử, hiểu biết đúng về con người công an…” (trang 113).
Một tiểu thuyết đáng đọc vì được viết bởi một nhà văn rất cẩn thận và đang sung sức trên “hành trình” văn chương gập ghềnh khó nhọc.
29-08-2006 22:35:02
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Thứ Sáu, 11/05/2007)
Lịch sử triết học Trung Quốc
TT – Vào khoảng giữa thập niên 1990, bộ Đại cương triết học Trung Quốc của hai học giả Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê được tái bản, khởi động lại trào lưu sách triết học được xuất bản trên thị trường sách VN.
Bộ sách gần như trở thành sách giáo khoa dành cho những ai muốn có cái nhìn tổng thể về một trong những nền triết học phát triển rực rỡ nhất thế giới.
Hai học giả Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê đã lựa chọn cách biên soạn chia thành từng vấn đề, chứ không thành từng thời đại, từng môn phái… nên những bạn đọc muốn nhìn triết học Trung Quốc theo “chiều dọc” lịch sử phải vừa đọc vừa có động thái tự sắp xếp lại niên biểu của từng triết gia.
Lần này, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội cho xuất bản bộ sách Lịch sử triết học Trung Quốc qua bản dịch của Lê Anh Minh. Bộ sách đã trở thành kinh điển trong lĩnh vực sử triết ở Trung Quốc ngay từ khi vừa xuất hiện năm 1931.
Theo dịch giả của bản Trung Quốc triết học sử từ nguyên ngữ ra tiếng Anh, tiến sĩ Derk Bodde, ở phần giới thiệu của bộ sách thì: “Quyển I bao quát thời đại Tử học, một thời đại có thể nói là rực rỡ nhất trong triết học Trung Quốc, trải dài từ thời xa xưa đến khoảng năm 100 trước Công nguyên, khi mà Nho giáo chiếm địa vị chính thống. Trong các tác phẩm viết về thời kỳ này, bộ sách của Phùng Hữu Lan hẳn là hoàn bị nhất, và trong nhiều phương diện, người ta có thể hi vọng đây là một trong những bộ sách tốt nhất. Quyển II nối tiếp lịch sử triết học Trung Quốc, từ cuối thời đại Tử học cho đến hiện nay”.
LÃM NGUYÊN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Minh họa thế kỷ 20
TT – Sống trong thế kỷ 21, nhưng cái nhìn lại về những mảnh quá khứ hay sự suy tư về những biến cố hệ thống của thế kỷ 20 là điều không thể thiếu. Minh họa thế kỷ 20 trước hết là một tham vọng “vẽ” lại tổng thể sinh hoạt của loài người qua một thế kỷ nhiều ấn tượng.
Tất nhiên, tham vọng không thôi chưa đủ mà còn phải lĩnh hội một phương pháp “minh họa” siêu đẳng. Có thể nói Minh họa thế kỷ 20 là một cuốn “sử thoại biên niên” công phu, khoa học; kết hợp lối viết biên niên sử với các bài bình luận viết theo lối sử thoại và sử học hiện đại.
T.N.T.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn