Hàn Mặc Tử – Tác phẩm Và Lời Bình:
Thơ Hàn Mặc Tử có một đặc điểm nổi bật: ảo rõ hơn thực, người tơ lấn át cảnh thơ. Cảnh và người không có một ranh giới cố định. Đường biên ấy ít khi giữ cho tâm hồn được ổn định, thăng bằng. Yếu tố bất ngờ đến táo bạo này để lại ở người đọc nhiều ấn tượng. Nó bao trùm trên tất cả các bài thơ, tất nhiên mức độ đậm nhạt không hẳn đã đồng đều.Khi giới thiệu về “Đây thôn vĩ dạ” có nhận xét: bài thơ vẻn vẹn chỉ có ba khổ, 12 câu thất ngôn đã dành mỗi khổ để nói về một phương diện của Huế, xứ sở của thơ và mộng. Từ đó, các tác giả tách ra 3 khía cạnh khác nhau làm cho quá trình khám phá. Cách sắp xếp và khai thác này đã hợp lý trên phương diện kết cấu thông thường. Nó sẽ cảm nhận được một khía cạnh của hồn thơ. Song, hình như người đọc có cảm giác như một sự cắt xén, hụt hẫng thế nào!Nếu thế thì Hàn Mặc Tử đâu? Thơ, một mặt phải kín, phải tự giấu mình, song một mặt nó lại phải thể hiện hết mình. “Hãy dồn góp rồi phân phát. Trong các gương của vũ trụ, hãy là cái phần dài dặn nhất, có ít nhất, nhưng cũng lộ ra nhất”. Vậy cái chất ở nhà thơ không chịu bình quân, không dàn hàng ngang, không bằng phẳng trong thơ Hàn Mặc Tử phải chăng ở trên phương diện cấu từ, ở cái mạnh trữ tình vừa thắm đậm hồn người vừa thể hiện bằng một thiên bẩm tài hoa. Chính đây mới là điều cần nói. Cấu từ mạch thơ ấy ở đây là một sự nhất quán, cái nhất quán của một của một dòng chảy ẩn hiện khôn lường, thoắt đến thoắt đi, không giản đơn và dễ dàng nắm bắt:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên…
Cảnh đẹp trong thơ rất đẹp. Chính tài liệu trên cũng nhận định “Hàn Mặc Tử đã sáng tạo được một hình ảnh không dễ tả thực cảnh hay người mà cốt ghi lấy cái linh hồn của Vĩ Dạ”. Rất tiếc là từ sau đó, chính là vì vẫn theo hướng đó các soạn giả đã áp đặt giá trị của hai khổ thơ tiếp theo (cũng là cả bài thơ) vào một cáci khuôn chật hẹp. Ở khổ 3, sách cho rằng: “những cô gái Huế kín đáo quá nên xa vời quá, hư ảo quá. Những cô gái ấy khi yêu liệu tình yêu có đậm đà chăng? Tất cả mới chỉ là cái ý ở trong lời, ở tầng thứ nhất của ý nghĩa. Thi tứ của Hàn Mặc Tử, hình tượng thơ của Hàn Mặc Tử rộng hơn. Kếu cấu và mạch thơ hoàn toàn không đi theo hướng ấy.
Gió theo lối gió, mây đường mây…
Khuynh hướng của thơ trữ tình nói chung và Hàn Mặc Tử nói riêng là con đường hướng nội. Càng là Hàn Mặc Tử, khuynh hướng này càng thái quá, nó phóng túng như gió như trăng, ngay với người yêu cũng mong manh “muốn ôm hồn Cúc ở trong sương” kia mà. Thơ Hàn Mặc Tử vì vậy có” thật” đâu. Bởi vậy nếu ở khổ 1 bắt đầu từ cảnh thì đến khổ hai, thơ đã “thoát tục” rồi: Cùng với ý thơ, câu “gió theo lối gió…” bằng một nhạc điệu khác thường, lạnh lẽo, vô tình, nghiệt ngã, thi nhân diễn tả một cái gì chơi vơi của một hồn thơ giữa dòng đời “buồn thiu” không lẽ sống. Cái hạnh phúc mà trời hé lộ ra chỉ là một dấu hiệu rạng rỡ nhưng mơ màng, ảo ảnh trong khi với nhà thơ nó lại là một nhu cầu rất thực…
Mục Lục:
Tác phẩm:
Gái quê
Đau thương
Xuân như ý.
Lời bình:
Nghệ thuật của Hàn Mặc Tử
Con người Hàm Mặc Tử qua thơ anh
Hàn Mặc Tử
Thế giới nghệ thuật độc đáo của Hàn Mặc Tử
Kinh nghiệm thơ và hành trình tinh thần của Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử – đau thương và sáng tạo
Hàn Mặc Tử hay là hiện hữu của thơ
Hàn Mặc Tử, một hồn thơ dị biệt
Tôi vẫn còn đây
Hàn Mặc Tử, một tư duy thơ độc đáo
Vẻ đẹp kỳ dị
Tan loãng trong Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử với thơ đường luật
Hàn Mặc Tử – nước mắt giọng cười chen nhau.
Mời bạn đón đọc.