Sách được khái quát vào 3 phần chính:
– Phần một: Hệ thống những quan niệm văn học cơ bản, gồm 4 chương: quan niệm văn học yêu nước và tự hào dân tộc trong suốt trường kỳ lịch sử trung đại; quan niệm văn học truyền thụ đạo lý phong kiến trong thời hưng thịnh; sự diễn biến tiêu cực của quan niệm truyền thụ đạo lý phong kiến trong giai đoạn trung suy dến quan niệm văn dĩ tải đạo của vua quan triều Nguyễn; quan niệm văn học hiện thực và nhân dân trong thời kỳ phong kiến suy thoái.
– Phần hai: Hệ thống quan niệm về các chỉnh thể chủ yếu của văn học gồm 3 chương: ông cha ta bàn về nhà văn; về tác phẩm văn học; về đặc trưng thể loại của thơ ca; vấn đề thi sĩ ngôn chí.
– Phần ba: các mối liên hệ lịch sử của hệ thống gồm 3 chương: đối sánh với hệ thống lý luận văn học trung đại Trung Hoa; những điểm tương ứng với quan niệm về các đẹp và về nghệ thuật trong văn học dân gian; sự tiếp nối trong quan niệm văn học cách mạng hiện đại.
Cuốn sách tuy là một công trình lý luận, nhưng không thuộc loại lý thuyết khái quát mà vừa là lý thuyết lịch sử, vừa có tính chất luận văn học, công trình muốn góp phần nghiên cứu di sản lý luận văn học trung đại nước nhà từ hai mặt cấu trúc và lịch sử để bước đầu khẳng định có một hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam.