“…Vô tình hay cố ý mà hoàn cảnh xã hội đã đẩy Nguyễn Đình Bổn nghiêng về siêu hình: nhan đề quyển sách “Giữa trần gian và địa ngục” tự nó đã nói lên điều đó. Đi sâu vào nội dung, các truyện đã đặt nhưng sinh linh trong hoàn cảnh cụ thể và cố gắng tìm cách giải đáp cho các vấn đề nền tảng như nhân quả, sự biến đổi của cuộc đời (Truyền kỳ, Hoa lạ, Tinh hoa)… Ai là người có thể giải thích, chứng minh những hành động, sự hân hoan, đau khổ và chết chóc? Nhân vật thường là một nhân chứng kêu gọi hoài nghi mang tính siêu hình (Tình nhân, Kiếp bèo)…
Nguyễn Đình Bổn cũng tự tạo cho mình một phong cách hiện đại, không nhằm thẩm tra khảo sát thực tại (la réalité) mà là nhắm vào sự sinh tồn, sự hiện hữu. Và sinh tồn hay hiện hữu không phải là dĩ vãng đã trôi qua, mà là môi trường khả năng của con người, tất cả những gì mà con người có thể trở thành, một cách khiêm tốn mà nói, nó giúp cho chúng ta thấy chúng ta là ai – khả năng của chúng ta là gì? Như trong truyện Đuổi quỷ: với quan ngự y là hình ảnh tượng trưng cho tri thức, cuối cùng vẫn phải đầu hàng với quỷ là thứ vô hình đầy mưu mô, lắm thủ đoạn thầm lén gây tác hại cho chúng sinh…
Còn trong Khoảng đời ngụ cư, câu kết của truyện là phản ảnh thảm kịch của một thời đại: Kẻ đã sống một cuộc đời ngụ cư ngay chính trên quê hương mình cho đến chết. Truyện Mùa nước son cũng như Lão gù ở ngã ba sông là những bi kịch của cuộc sống hiện tại. Tác giả dùng nhiều phương ngữ đưa vào ngôn ngữ truyện ngắn cũng là một loại sáng tạo…” (Khổng Đức)
Mục lục:
I. Truyền kỳ
Đuổi quỷ
Người và quỷ
Độc huyền
Gà nhập
Hoa lạ
Tình nhân
Kiếp bèo
Tình hoa
Tướng cụt đầu
Giữa trần gian và địa ngục
II. Ngày của tuổi hai mươi
Khoảng đời ngụ cư
Lão gũ ở ngã ba sông
Mùa nước son
Con quỷ và tôi
Chuyện mèo
Vãn tuồng
Bạt
Mời bạn đón đọc.