Cuốn sách chia làm hai phần:
Phần 1: Tác phẩm
Tiểu thuyết Giông tố bắt đầu đǎng trên Hà nội báo từ số 1 (ra ngày 1-1-1936); được 11 số thì nghỉ, ít lâu sau lại đǎng tiếp với nhan đề mới: Thị Mịch, 1937, Nhà xuất bản Vǎn Thanh in thành sách với tên cũ.
Vừa ra mắt, Giông tố đã có tiếng vang lớn đến nỗi, có nguời nói đó là quả bom nổ giữa làng vǎn khi đó. Giông tố bao quát hiện thực trên một phạm vi rất rộng. Với cuốn tiểu thuyết dày dặn này, nhà vǎn muốn dựng nên bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam đưương thời. Câu chuyện trải ra từ nông thôn đến thành thị, trong nhiều khung cảnh rất khác nhau. Bấy nhiêu khung cảnh là bấy nhiêu môi trường sống, hoạt động của khá đông nhân vật thuộc đủ các tầng lớp xã hội. Và đằng sau những nhân vật có tên tuổi, diện mạo cụ thể đó, thỉnh thoảng hậu cảnh sân khấu Giông tố lại hé ra những đám đông thuộc một xã hội con con nào đó được vẽ bằng những nét ký hoạ sắc sảo, vừa là ngòi bút tả chân linh hoạt, vừa là ngòi bút tiểu phẩm châm biếm của nhà báo tài nǎng.
Phần 2: Dư luận:
Trong cuốn sách này, bạn còn tìm thấy những bài viết, bình luận khá sâu sắc về
tác phẩm Giông tố của Vũ Trọng Phụng.
– Đọc lại truyện Giông tố- Nguyễn Tuân
– Giông tố- Trương Chính
– Đọc lại Giông tố của Vũ Trọng Phụng – Nguyễn Đǎng Mạnh
– Giông tố – Nguyễn Hoành Khung
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!