Giới Thiệu Giáo Án Sinh Học 12:
Hiện nay Bộ GD&ĐT đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó cấp THPT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới cơ chế quản lí… Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói đổi mới nói trên trong từng tiết học. Vì vậy, sau khi chương trình và sách giáo khoa mới đã biên soạn xong thì công việc bồi dưỡng tập huấn giáo viên để giảng dạy sách giáo khoa mới theo tinh thần đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT lại trở thành một vấn đề rất quan trọng và cấp bách vì chúng ta phải triển khai dạy sách giáo khoa Sinh học 12 ngay năm học 2008 – 2009.
Để đáp ứng được công việc tự bồi dưỡng giáo viên, tác giả biên soạn cuốn “Giới thiệu giáo án Sinh học 12” nhằm giúp giáo viên tìm hiểu được những định hướng đổi mới trong chương trình, SGK, đổi mới về phương pháp dạy và học (trong đó chú trọng tới các bài thực hành), đổi mới kiểm tra đánh giá. Nội dung cuốn sách gồm hai phần:
Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung
Phần thứ hai: Giới thiệu các giáo án Sinh học 12
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung
Nội dung chương trình Sinh học 12
Vận dụng tiếp cận cấu trúc hệ thống khi dạy học Sinh học 12
Phân tích chương trình sinh học 12 THPT theo quan điểm hệ thống hoá
So sánh chương trình cơ bản và chương trình nâng cao
Một số vấn đề tổng kết tại hội thảo “CNTT với công tác thiết bị dạy học ở trường trung học”
Sử dụng phương tiện, thiết bị thực hành trong bài 7 sách giáo khoa Sinh học 12
Yêu cầu về kiểm tra đánh giá
Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
Phần thứ hai: Giới thiệu giáo án sinh học 12
Bài 1: Gen, mã di truyền và sự tự nhân đôi của ADN
Bài 2: Phiên mã và dịch mã
Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen
Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen (Giáo án quay bằng hình)
Bài 4: Đột biến gen
Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và làm tiêu bản tạm thời
Bài 8: Quy luật menđen: Quy luật phân li
Bài 9: Quy luật menđen: Quy luật phân li độc lập
Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen
Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Bài 14: Thực hành lai giống
Bài 15: Cấu trúc di truyền của quần thể
Bài 16: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối. Định luật Hacđi – Van – bec
Bài 17: Chọn giống vật nuôi cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
…….
Mời bạn đón đọc.