Nếu như kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô mô tả sự vận động của nền kinh tế thì Kinh tế lượng cung cấp các phương pháp phân tích về mặt lượng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế cùng với sự tác động qua lại giữa chúng dựa trên cơ sở các số liệu thu nhập từ thực tế nhằm củng cố thêm các giả thiết kinh tế từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.
Việc sử dụng các tài liệu để giải quyết các vấn đề thực tế đối với những người làm ứng dụng hoặc với những người mới bắt đầu tìm hiểu kinh tế lượng là rất khó khăn. Vì vậy tổ bộ môn Toán kinh tế biên soạn cuốn “Giáo trình Kinh tế lượng” với mục đích giúp các bạn sinh viên các trường đại học khối kinh tế, sinh viên cao học nghiên cứu, học tập và tìm hiểu về môn học này.
Với mục tiêu áp dụng được các phương pháp, các mô hình kinh tế lượng để phân tích, dự báo các hiện tượng kinh tế, vì vậy cuốn sách được viết theo quan điểm ứng dụng. Với nội dung xây dựng mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, tìm hiểu ý nghĩa của các hệ số qui, ước lượng mô hình và kiểm định độ tin cậy của mô hình và tính bền vững của nó, phát hiện và khắc phục các hậu quả nếu mô hình vi phạm các giả thiết.
Cuốn sách đã giới thiệu những vấn đề cơ bản của kinh tế lượng. Một số thí dụ trong giáo trình này có sử dụng các số liệu được lấy trong cuốn “Basic Econometrics” của tác giả Damodar N. Gujarati.
Mục lục:
Mở đầu: Khái quát về kinh tế lượng
Chương 1: Mô hình hồi qui hai biến Một vài ý tưởng cơ bản
Chương 2: Mô hình hồi qui hai biến Ước lượng và kiểm định giả thiết
Chương 3: Mở rộng mô hình hồi qui hai biến
Chương 4: Mô hình hồi qui bội
Chương 5: Hồi qui với biến giả
Chương 6: Đa cuộng tuyến
Chương 7: Phương sai thay đổi
Chương 8: Tự tương quan
Chương 9: Chọn mô hình và kiểm định việc chọn mô hình
Chương 10: Phân tích chuỗi thời gian
Phụ lục
Mời bạn đón đọc.