Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin (Dùng Cho C ác Khối Ngành Không Chuyên kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh Trong Các Trường ĐH, CĐ):
Từ xa xưa, trong các công trình nghiên cứu của những nhà bác học thời cổ đại như Xenôphông, Platôn, Arixtốt và trong một số tác phẩm của những nhà tư tưởng thời phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ,… đã đề cập những vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tư tưởng kinh tế còn tản mạn, rời rạc, có tính chất tổng kết kinh nghiệm, còn pha trộn với các kiến thức khoa học khác, chưa có học thuyết kinh tế hoàn chỉnh và độc lập.
Kinh tế chính trị ra đời và trở thành một môn khoa học độc lập vào thời kỳ hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. A. Môngcrêchiên – nhà kinh tế học người Pháp là người đầu tiên nêu ra danh từ “kinh tế chính trị” để đặt tên cho môn khoa học này vào năm 1615.
Nội dung sách gồm:
Phần mở đầu: Nhập môn kinh tế chính trị
Chương 1: Đối tượng, phương pháp, chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin
Chương 2: Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế.
Phần 1: Những vấn đề kinh tế chính trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chương 3: Sản xuất hàng hoá và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá
Chương 4: Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
Chương 5: Vận động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội
Chương 6: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Chương 7: Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Phần 2: Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá đọ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 8: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 9: Công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 10: Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 11: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chương 12: Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 13: Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Mời bạn đón đọc.