“Giăng lưới bắt chim”
Ngôn ngữ trong tập tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp, sắc bén và thâm trầm đã dẫn dụ người đọc đến với những “khoảng trời riêng của người cầm bút” bằng một lăng kính rất riêng: Một góc sơ suất trong thế giới nội tâm của nhà văn, Khoảng trống không ai lấp được trong tư tưởng nhà văn, Hiện tượng Vi Thuỳ Linh, Xin đừng làm chữ của tôi đau…
Ngôn ngữ trong tập tiểu luận của Nguyễn Huy Thiệp, sắc bén và thâm trầm đã dẫn dụ người đọc đến với những "khoảng trời riêng của người cầm bút" bằng một lăng kính rất riêng: Một góc sơ suất trong thế giới nội tâm của nhà văn, Khoảng trống không ai lấp được trong tư tưởng nhà văn, Hiện tượng Vi Thuỳ Linh, Xin đừng làm chữ của tôi đau…
Với cách đi vào vấn đề trực diện bằng một góc nhìn thâm trầm, trải nghiệm, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã mở ra cho độc giả. Ông cho rằng khi xem xét thế giới nội tâm của mình đa số nhà văn có lương tri đều ngượng. Các sự kiện thảy đều vụn vặt, chắp vá, nhem nhuốc, những suy nghĩ duy vật, duy tâm đan kẽ nhau, thậm chí bì ổi, còn điều chúng ta gọi là "tri thức" thì được ủ bọc trong trạng thái giống như phôi thai đúng hơn là trạng thái khả năng. Ở đôi ba người may mắn nhất, sâu trong tâm hồn họ là thấp thoáng bong một "người đàn bà đỏ": Tôi vẫn đi tìm người đanf bà ấy/Người đàn bà đỏ của số phận tôi/Nàng ở nơi đâu: góc biển chân trời?/Tôi vẫn đi, đi hoài chẳng thấy…
Dân Trí
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn