Nguyễn Đông Thức
Nguyễn Đông Thức
- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
“… Ông lái chiếc Camry cũ mèm đưa ba về lại nhà.
Gọi nhà cho sang chứ thật ra chỗ ông ở chỉ là một căn mobile home trong một khu dành cho dân nhà nghèo ở quận Cam, hầu hết sống bằng trợ cấp chính phủ. Bà đi qua mỹ thăm đứa cháu ngoại, hỏi thăm cả chục người mới ra được địa chỉ này, hỏi chiều tìm đến nơi gõ cửa cho ông bất ngờ thì họ chỉ còn mỗi đêm nay, vì khuya mai bà phải bay về sài gòn rồi. Đứa con rể người Mỹ đưa bà đến lịch sự nói bao giờ bà cần đón thì cứ gọi điện thoại… Bà đau lòng khi thấy ông sống quá nghèo, đồ đạc trong nhà gần như không có gì và toàn thứ cũ kỹ. Phải chăng vì một trong ba tổ nghiệp là ăn mày nền hầu hết dân cải lương về già đều nghèo?
Khi lên giường, ông có vẻ ngượng ngùng:
– Anh hết làm gì được rồi…
Bà cười, tát nhẹ má ông:
– Anh này! Chứ anh nghĩ em còn muốn làm gì? Quay lưng lại đi, em gãi cho…
Ngày xưa ông là chúa nhõng nhẽo, trước khi ngủ bao giờ cũng bắt bà gãi lưng. Nhưng bây giờ, ông lắc đầu:
– Không, hôm nay đặc biệt, anh muốn đấm lưng cho em.
Bà tủm tỉm cười trước khi nằm sấp lại:
– Chắc tối nay mưa lớn quá!
Ông vừa đấm vừa đùa:
– Nói bậy! Ở Cali này trời ít mưa lắm.
Bà hỏi điều đã định hỏi từ chiều:
– Sao anh cạo trọc vậy?
– Tại anh… định đi tu…
Bà bật cười:
– Anh tu biết chừng nào mới hết tội?
Ông cũng cười, “Đúng rồi!”, rồi hỏi:
– Anh cạo đầu xấu qúa phải không?
– Không. Không có gì quan trọng hết.
Bà nói rồi lơ mơ nghĩ, đúng vậy. Có gì là quan trọng nữa đâu?
Ông đấm rất êm, rồi xoa bóp thật nhẹ nhàng, chạnh lòng nhớ tới ngày xưa da thịt bà săn chắc như thế nào. Cảm giác dễ chịu làm bà chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Trong lúc mơ màng, bà quay qua nép vào ông như tìm một hơi ấm, đầu gối lên tay ông làm tê tay nhưng ông không dám động, sợ làm bà mất giấc…”
Mục lục:
Lời mở
Tình
Mưa
Buồn
Mỡ
Tưng
Điên
Bay
Bảy
Chat
Nhớ
Ghế
Rượu.
Mời bạn đón đọc.
Đời như ly rượu cocktail
Nhà văn Dumbatze đã viết trong cuốn Quy luật muôn đời, đại ý: Ai cũng nên bị bệnh nặng một lần trong đời, để có dịp nằm yên một chỗ mà nhìn lại mình. Nhà văn Nguyễn Đông Thức đã hai lần nằm bệnh viện để giải phẫu. Ông đã có dịp nhìn lại mình và nhớ lại những sự việc mình đã trải qua hay bạn bè đã trải qua
Nhà văn Dumbatze đã viết trong cuốn Quy luật muôn đời, đại ý: Ai cũng nên bị bệnh nặng một lần trong đời, để có dịp nằm yên một chỗ mà nhìn lại mình. Nhà văn Nguyễn Đông Thức đã hai lần nằm bệnh viện để giải phẫu. Ông đã có dịp nhìn lại mình và nhớ lại những sự việc mình đã trải qua hay bạn bè đã trải qua
Những sự việc đó nhỏ nhoi thôi, không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, nhưng đối với người vừa qua cơn “thập tử nhất sinh”, những sự việc nhỏ nhoi đó lại bừng sáng và người sống sót chợt hiểu: Đừng khinh lỗ nhỏ, lỗ nhỏ đắm thuyền.
Khi vừa khỏe mạnh, Nguyễn Đông Thức đã viết một mạch 10 truyện ngắn về những điều nhỏ nhoi đã bừng sáng trong khi ông nằm chữa bệnh, cộng với 2 truyện đã viết trước đó để in thành tập Đời (NXB Trẻ và Tủ sách Tuổi Trẻ ấn hành). Người bệnh mới khỏe thường rất quý thời gian. Ông không còn viết những truyện ngắn năm, sáu ngàn từ mà viết những truyện hai ngàn từ. Và tựa truyện cũng không dài bốn từ như: Hoa hậu trăm năm, Tiên bay về trời… mà ngắn một từ: Tình, Mưa, Buồn, Bay… Đã có người định nghĩa truyện ngắn hay là truyện không thể kéo dài thêm và cũng không thể cắt bớt đi. Nguyễn Đông Thức đã viết được những truyện như vậy và truyện của ông luôn tạo bất ngờ ở đoạn kết.
Người bệnh mới khỏe, có người đâm bi quan hay vui chơi thỏa thích. Nguyễn Đông Thức trầm tĩnh hơn nên trong truyện của ông có cả tiếng cười lẫn những giọt nước mắt.
Các nhà văn thường lấy tên một truyện ngắn trong tập làm tựa chung cho tập truyện của mình. Nguyễn Đông Thức không làm vậy. Ông lấy một tên riêng Đời đặt cho tập truyện gồm 12 truyện: Tình, Mưa, Buồn, Tưng, Điên, Bay… Phải chăng tác giả nghĩ Đời cũng như ly rượu cocktail (như tranh vẽ trên bìa)? Nó gồm tất cả những điều ông đã mô tả trong các truyện và mỗi bạn đọc sẽ tự tay pha chế để có được ly rượu cocktail ngọt ngào hay cay đắng.
Thạch Biền
(Nguồn: Báo Người Lao Động)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Một chữ đời
Ai cũng có một cuộc đời, trong cuộc đời của mình có một phần đời của những người khác và ngược lại. Nhớ và kể lại chuyện đời mình như vậy thì dẫu có riêng tư đến mấy cũng là câu chuyện về những con người, với tất cả những cung bậc tình cảm và bao biến thiên xã hội.
Ai cũng có một cuộc đời, trong cuộc đời của mình có một phần đời của những người khác và ngược lại. Nhớ và kể lại chuyện đời mình như vậy thì dẫu có riêng tư đến mấy cũng là câu chuyện về những con người, với tất cả những cung bậc tình cảm và bao biến thiên xã hội.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức hình thành ý tưởng tập truyện ngắn Đời từ hai đêm mất ngủ nằm ở phòng hồi sức sau ca phẫu thuật. Khi đau, người ta thường tìm cách để quên, nhưng trong khi cố quên thì lại nhớ.
Nhớ gì? Nhớ những kỷ niệm yêu đương thời son trẻ, ngồi Brodard cà phê, nghe nhạc từ chiếc máy đĩa jukebox ngắm mưa. Nhớ người cha già từng một thời phong lưu lịch lãm, những năm cuối đời chỉ thèm tô don mang hương vị quê nghèo. Nhớ những chuyến “bay” đêm trên đường phố Sài Gòn rất nhiều năm về trước. Và, đôi khi nhớ một bóng hình, một câu hát vu vơ.
Khi viết những câu chuyện đời, Nguyễn Đông Thức không đi tìm định nghĩa cuộc đời hay tham vọng đúc kết nó, nhà văn mô tả về những phiến kỷ niệm, song hầu hết đó là những phiến buồn, những trục trặc ngoài ý mà có khi ta vẫn gọi là số phận. Với cách đặt tựa một chữ duy nhất, bằng lối viết hoạt kê, lôi cuốn bằng tình huống gài đặt, khiến người đọc nhiều khi liên tưởng đến những “màn kịch đời”, những trớ trêu của phận người. Và, trong những màn kịch đời đó, thấp thoáng hình ảnh mỗi người.
“Đời chỉ có vậy” – như nhà văn Nguyễn Đông Thức nói. Nhưng có vậy mà không đơn giản vậy. Một đời người, còn lại là gì? Có lẽ, cuối cùng còn lại là một chữ tình. Trong tập sách này cũng có một truyện ngắn Tình. Đây có thể xem là truyện ngắn hay nhất trong tập. Là một chuyện tình già mà thấy cả bóng dáng tuổi trẻ; câu chữ khiến ta bật cười, nhưng rồi lại thấy rưng rưng niềm cảm động không ngừng.
Trần Nhã Thuỵ
(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn