Xem sách hay

Đố Tục Giảng Thanh Và Giai Thoại Chữ Nghĩa – Tái bản 05/09/2009

Mua ở đâu?
Nguyễn Trọng Báu

Nguyễn Trọng Báu

“Đố tục giảng thanh và giai thoại chữ nghĩa” là một chuỗi chuyện kể có tính giai thoại liên quan tới chữ nghĩa, những câu đối, lối chơi chữ, những câu đố và lời giải đố mang đậm nét văn học dân gian, là tiếng nói dân gian từ ngàn xưa tới nay. Có những giai thoại từ xưa và có những giai thoại ngay trong thời đại chúng ta. Tuy nhiên, các giai thoại mang tính lịch sử, có thể là có thật, mà cũng là không thật vì đã bị bao phủ bởi tình tiết dân gian, nhất là các giai thoại chữ nghĩa đã được dân dã hoá làm cho các truyện trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ nhưng vẫn đầy thú vị.

Dân tộc Việt nam vốn hiếu học, tôn sự trọng đạo,, khinh ghét sự ngu dốt, thói rởm, loè bịp và luôn quan niệm “chữ cũng là người”, nhìn chữ (hiểu theo nghĩa rộng: cách biểu hiện và diễn đạt, trình độ hiểu biết,…) biết tính cách người. Chính vì thế, ở nước ta có rất nhiều giai thoại chữ nghĩa, lối chơi chữ, câu đối và hát đố, đố tục – giảng thanh. Để sưu tầm và chú giải tất cả có lẽ phải đến vài tập sách. Qua các truyện, các câu đối, hát đố, chúng ta như sống lại những ngày xưa, trong các làng quê xưa và nhận ra được thái độ của các bậc túc nho, của dân gian về các mặt ứng xử, đạo đức, tình cảm, triết lý… thể hiện qua chữ nghĩa. Cũng nhờ đó mà ta được cung cấp ít nhiều tri thức ở đời, kể cả tập quán và tư tưởng dân gian, một thú chơi trí tuệ thanh tao, một vũ khí sắ bén để đả pha và bóc trần sự giả dối của kẻ thù thống trị, một cách chế giễu thói hư tật xấu. Đặc biệt các câu đố, hát đố, câu đối là cách thức sử dụng chữ vào mục đích nâng cao trí lực, nhưng đồng thòi cũng là một nghệ thuật ngôn từ. Đó là môt hiện tượng văn hoá đặc biệt, một đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Những câu hát đối, những câu đố thường bắt nguồn từ những lễ hội tưng bừng ở làng quê, từ những sinh hoạt thường ngày ở nông thôn, phần lớn do nông dân sáng tác. Cái tục có trong các truyện kể, các câu “đố tục – giảng thanh” thường dùng thủ pháp mô tả và dùng hình tượng ẩn dụ, ngôn ngữ ẩn dụ, do đó gây bất ngờ, nảy sinh lí thú, hài hước. Lễ giáo phong kiến rất tránh tục (tuy bên trong rất tục) muốn có vẻ ngoài đạo đức, giả dối – đặc biệt là đối với vua, quan – thì yếu tố tục ở loại văn học dân gian này lại phơi bày ra, là một sự bài bác, chế giễu cay độc, nhưng đối với bạn bè yếu tố tục làm thành một sự phê phán mang tính hài hước tài chính.

Nói mấy cũng chẳng hay bằng đọc ngay chính các giai thoại, các câu đối, hát đối và các câu đố.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?