Xem sách hay

Dạo Chơi – Tuổi Già (Bìa Cứng)

Mua ở đâu?
Sơn Nam

Sơn Nam

Dạo Chơi – Tuổi Già

Đây là tập sách tái bản có sửa chữa và bổ sung từ hai tập sách mỏng: Dạo chơi (NXB Trẻ, 1994) và Tuổi già (NXB Văn Học, 1997) của ông – già – đi – bộ Sơn Nam. Dạo chơi tuổi già được NXB Trẻ cho ra mắt bạn đọc để mừng nhà văn bước vào tuổi 80 với niềm mong ước ông còn tiếp tục dạo chơi để góp nhặt cho đời những hương hoa cuộc sống đang tiềm ẩn đâu đó quanh đây.

***

Trích Lời giới thiệu từ sách:

"… Ở độ tuổi 70, ông – già – đi – bộ Sơn Nam không chỉ in dấu chân mình loanh quanh vùng đất đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ mà còn vươn rộng, vươn xa hơn. Ông đến với Hà Nội dự Hội nghị nhà văn trẻ, đặt chân lên đền Hùng, đất Tổ, ra cố đô Huế rồi lại xuôi Nam trên con đường vạn dặm.

Những chuyến đi ở tuổi già như một cuộc dạo chơi dài không ít thú vị mà cũng nhiều suy ngẫm. Những vùng đất ông đặt chân đến mới lạ mà thân quen, gần gũi biết bao. Đó là nơi chốn quê nhà trong hằng tưởng của người đi mở đất xa xưa. Với ông còn là sự kiểm nghiệm những điều được đọc, được nghe qua sách vở, qua giao tiếp mà ông đã dành gần cả cuộc đời nghiên cứu tìm tòi, học hỏi. Ông – già – đi – bộ – không – mệt – mỏi Sơn Nam đã ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc của mình về đất và người nơi mình từng qua, từng biết, từng thấy, từng nghe trong hai tập sách mỏng: Dạo chơi và Tuổi già… Nó là tiếng lòng của nhà văn với cuộc đời ở độ tuổi 70. Hai tập sách mỏng là một mạch những suy nghĩ của ông về cuộc đời, con người, về nghề nghiệp…"

Mời bạn đón đọc.

 


Dạo Chơi Tuổi Già
Tập ghi chép – biên khảo dày 370 trang của nhà văn Sơn Nam do NXB Trẻ ấn hành năm 2006. Quả thật những bước chân lang thang của ông-già-đi-bộ này đưa ông và cả người đọc đến tận những vùng đất mà nếu không có trái tim trẻ trung thì người ta không đủ thương yêu để đeo đẳng.

Hết quan sát hỏi han thì ông tìm sách đọc, ông đọc trên những dòng chữ và suy đoán bên ngoài con chữ. Ông ghi chép không chỉ bằng nét bút mà còn bằng một niềm đam mê kỳ lạ với tất cả những gì lướt qua mắt ông, tim ông. Không bỏ sót bất cứ cái gì, không coi thường bất cứ cái gì, ông làm đầy lên những tập sách chỉ với một đề tài duy nhất: Nam bộ. Và bằng trái tim Nam bộ, tâm hồn Nam bộ, ông đã cảm nhận rằng trong câu thơ “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…”, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về thứ giá sống ưa thích của người Nam bộ chứ chẳng hề là thứ sương giá lãng mạn nào như người đời thường ngộ nhận.

Một cách nhìn khác, có thể đã góp phần tạo nên tính cách phóng khoáng lạc quan của người Nam bộ trong những câu thơ mà lẽ ra phải làm trào nước mắt: “Tây Ninh đi dễ khó về/Con đi tàu sắt, con về tàu cây/Trên mui có thắp đèn cầy/Con về thăm mẹ chuyến này mà thôi!”. Đùa với cái chết của chính mình, đó là điều đâu phải ai cũng làm được. Sơn Nam viết về người bồi bàn mà khiến người ta ngỡ như đang nghe nói về một nhà tâm lý học. Ông giải thích tên Dương Đông – Phú Quốc nghe thật thuận tai mà cũng thật bất ngờ, xuất phát từ sự chân phương của sự việc: chỉ là do nhiều cây dương mọc gần nhau mà thành tên, cũng giống như Dương Tơ, Dương Cờ… vẫy thôi…

Nói chung, đọc Sơn Nam giống như người ta nghe câu chuyện dài không có đoạn kết do một ông già cứ rỉ rả kể mãi, những chuyện cố cựu nơi xóm làng, chẳng có cao trào, chẳng có cốt chuyện, nhưng vẫn đủ làm say mê nhiều thế hệ người, bất kể người đó thuộc giai tầng nào trong xã hội.

Theo Báo Thanh Niên 20/07/2006 T.Đ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Giấc Mộng Ông Thợ Dìu (Tản Văn)

(Thứ Ba, 10/04/2007)

Vẫn ông “dế mèn” ấy…

<IMG class=lImage o

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?