“Công Ty” Câu chuyện xoay quanh các mối quan hệ trong một công ty chuyên về thiết kế. Hầu hết các nhân vật đều còn rất trẻ, mới bước vào đời, bươn chải, với những mục tiêu và khát vọng riêng. Những cô gái chàng trai đã hớn hở sống và trải qua các biến cố lớn với cảm giác tự tin, tuyệt vọng, hy vọng…, những bài học về sự đánh đổi, trả giá và cảm nhận hạnh phúc.
Mục Lục:
1. Cuộc đua ban mai
2. Phía trước
3. Không được ngoảnh lại
4. Tấm vé may mắn
5. Lằn ranh mong manh
6. Lực đẩy bất ngờ
7. Gương mặt những cô gái
8. Truy lùng đáp số cho bài toán
9. Cú đập
10. Mưu mẹo đau đớn
11. Học bay
12. Trái tim can đảm
13. Cốc cà phê tỉnh táo
14. Mùi lạ
15. Sập bẫy
16. Hợp đồng tuyệt vọng
17. Bí mật dội đến như đợt sóng thần
18. Không thể nằm im dưới vực
19. Nhìn từ góc bất thường
20. Cười và đau nhói
21. Cú ngoặt
22. Khoảng rỗng
23. Quả cấm
24. Bắn xuyên táo
25. Thuốc cảm và cà phê
26. Bị săn đuổi
27. Lùa con mồi xuống hố
28. Mắt rắn
29. Nhân chứng nguy hiểm
30. Huýt sáo kiểu thổ dân
31. Nụ hôn của gió
32. Bị ném đi như một hòn sỏi
33. Lần theo dấu vết
34. Đá nóng
35. Tôn trọng thất bại
36. Chốn ẩn náu
37. Lún sâu
38. Trinh nữ mặc quần jeans
39. Hộp đạn
40. Giao kèo với gã mặt trắng
41. Chớp lấy thời cơ
42. Chạy trốn
43. Khủng hoảng
44. Đường về nhà
45. Mất tích
46. Chặng mới
Mời bạn đón đọc.
Các tác phẩm của những người viết trẻ |
Văn học trẻ đang sôi động khi hàng loạt cây bút trẻ đã định vị tác phẩm của mình trên kệ sách. Nhiều tác phẩm mới ra đời đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Góp phần tạo nên diện mạo cho dòng văn học trẻ hôm nay là những trang viết biết tạo ra một giọng điệu riêng.
Góc nhìn của người viết trẻ
Chọn đề tài về một nghề thời thượng – thiết kế thời trang, nhà văn Phan Hồn Nhiên đã chinh phục độc giả trẻ bằng truyện dài Công ty (NXB Trẻ, 2008). Trong vòng một tuần, Công ty đã được tái bản với số lượng 2.000 cuốn, bằng với số lượng phát hành lần đầu tiên. Làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm này là nhịp sống trẻ trung của các nhân vật trong truyện. Những trí thức trẻ bước vào đời tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng, dám sống, dám làm. Họ trải qua nhiều biến cố trong đời để ngẫm ra giá trị của cuộc sống.
Cây bút trẻ Hà Thanh Phúc cũng vừa định vị trên kệ sách hai tác phẩm Đi tìm hình cuộc sống (NXB Kim Đồng) và Đánh rơi buổi chiều (NXB Trẻ). Mỗi câu chuyện là một cận cảnh về cuộc sống cùng những suy nghĩ của tuổi trẻ. Trong khi đó, đề tài tình yêu của Trần Thu Trang cũng mang đến một sức sống khác. Những cảm giác tươi mới, tràn đầy hơi thở và ước vọng của tuổi trẻ trong những tác phẩm Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu, Nhật ký tình yêu (tác phẩm vừa được tái bản) của Trần Thu Trang cũng đã được các độc giả trẻ đón nhận.
Những giọng điệu riêng
Nhiều người viết không chấp nhận theo những gì đã có mà thể hiện khát vọng muốn tìm một lối đi khác. Có thể nói, Vũ Đình Giang là một trong những tác giả như thế. Giang luôn khiến người đọc phải nghĩ về những góc khuất của cuộc sống qua các tác phẩm Trên đất lạ, 16 m2, Vũ trụ câm… Tiểu thuyết Song song (vừa được NXB Văn Nghệ ấn hành) cũng không phải là một thử nghiệm mới về đề tài đồng tính mà là một bước đi dài và sâu hơn, nhiều day dứt hơn của Vũ Đình Giang. Những nhân vật H, G.g, Kan, P… giống như những con cá mắc cạn, ngụp lặn tìm đường thoát khỏi vũng lầy. Họ chỉ được sống cuộc đời thật của mình khi “mặt trời biến mất”. Còn ánh sáng chỉ là phương kế để họ sinh tồn. Hai mảng màu song hành cùng nhau.
Vũ Đình Giang lúc nào cũng khiến cho người đọc một cảm giác nghèn nghẹn, ray rứt ám ảnh trước những cảm xúc phẫn uất bủa vây của những thân phận dị biệt. Còn cây bút nữ 29 tuổi Phan Việt cũng khiến người xem ngỡ ngàng với tác phẩm Tiếng Người (NXB Trẻ, 2008). Ngỡ rằng Phan Việt cũng sa vào lối mòn của những câu chuyện tình yêu với đủ mọi cung bậc như vẫn thường thấy, nhưng Tiếng Người lại là những dằn vặt không thể ngờ.
Trong khi đó, tác giả Dương Bình Nguyên lại chọn góc cuộc sống nơi miền sơn cước. Dễ dàng tìm thấy những trăn trở của tuổi trẻ trong các tập truyện Làng nhan sắc, Về lại thiên đường, Hoa ẩn hương, Giày đỏ (NXB Hội Nhà văn) của cây bút quê Thái Nguyên này; nhưng nổi bật hơn hết vẫn là bức tranh về đại ngàn, về giấc mơ của những con người miền đá núi. Đọc văn của Dương Bình Nguyên, người đọc chìm vào những gam màu của đêm, của nuối tiếc và day dứt nhưng cũng nhìn thấy một vệt sáng rọi vào mỗi bước đi. Tác giả có thể mở ra cho nhân vật một lối đi rất rộng, nhưng cũng có thể là đưa đến bờ vực rồi để cho nhân vật tự tìm thấy bầu trời.
Dù là phản ánh bức tranh cuộc sống hay một khoảng khuất riêng biệt thì mỗi người viết trẻ đều phải tìm một đề tài riêng và theo đuổi đề tài đó đến cùng. Có như thế mới tạo nên một diện mạo riêng cho các tác phẩm của mình mà cũng chính là góp một gam màu đặc trưng tô điểm cho bức tranh văn học trẻ.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn