Xem sách hay

Con Mắt Dọc Đường

Mua ở đâu?
Nguyễn Công Thắng

Nguyễn Công Thắng

Con Mắt Dọc Đường

” Con Mắt Dọc Đường “ là những câu chuyện nhỏ đời thường, những mẩu hồi ức, nghịch lý và giấc mơ xa xăm… bao hình ảnh cứ lướt qua, buồn vui đọng lại. Từ đó, tác giả bộc bạch những điều mình nhìn thấy dọc đường với đông đảo bạn đọc.

Mục lục:

Huyền thoại vô bổ?


Còn thương rau muống…


Thời trang thật khó hiểu!


Dậy sớm và ra công viên…


Về quê


Huyền thoại vô bổ?


Nỗi niềm… xe gắn máy


Nghe nhạc ngoài trời


Dân trí


Ai “quản” tiếng ồn?


Thời của… bò điên


Đợi đấy, Lệnh Hồ đại hiệp!


Sạp báo lề đường: “đứng” hay “chạy”?


Hiểu…


Lại nói chuyện tiểu tiết


Tiếng chim hót


Hiểu mai


Hồi ức gánh bún bò


“Chuyện vặt” hương xa


Thích giả tạo


Tre cũ, người nay…


Tản mạn trà


Béo phì


Chim ở phố


Ôi, sách của tôi!


Hương vị thiên nhiên


Chuyện nước mắm


Học sống sót


Học thuộc lòng


Tiếng ếch


Từ sàn diễn đến đời thường


Lão mai về phố


Kinh doanh và rượu


Chuyện chữ nghĩa trên báo


“Quá trình… xào” và “mua… mới”


Lời cầu chúc sau thảm họa


Mong manh tê giác


Cách họ ra đi…


Chút tự sự với Hải Vân


Xanh – Xám


Đôi điều với Hạ Long


Nhân danh… “đá”!


Du hành ý tưởng


Nhiều câu hỏi và một lời khẩn cầu


“Nhân bản” và nhân bản


Bò tót và văn hóa


Sốt!


SARS thời toàn cầu hóa


Văn hóa xe lăn


Thủ khoa Huân là…?


Hoài niệm tiền xu


Khi bộ trưởng chơi nhảy dây


Trọc và dài


Trẻ em ở Beslan


Hai mặt cảm xúc


Lời cầu chúc sau thảm họa


Người tình của phố


Thạch Lam – Trong gió lạnh đầu mùa


Người tình của phố


Pierre Cardin: “Tôi làm ra đường phố”


Người giữ màu thời gian


Chóe còn đang “sung”.

Mời bạn đón đọc.


Con Mắt Dọc Đường
(Thứ Sáu, 08/12/2006)

Con mắt dọc đường

(Tạp bút của Nguyễn Công Thắng)

TT – Vì sao lại chọn cái tựa này? Nguyễn Công Thắng giải thích: hằng ngày, dọc đường làm báo của mình, anh đã “ghi nhận được rất nhiều điều, chẳng khác nào một đoạn phim dài mà thực tế cuộc sống hiện ra đủ dáng vẻ, lắm sắc màu…”.

Đúng vậy, Con mắt dọc đường đầy nhà nghề của anh gần như đã không bỏ sót một điều gì, từ gánh rau muống bên đường cho đến dàn nhạc trước Nhà hát thành phố; từ chuyện nam phụ lão ấu tập thể dục ở công viên buổi sáng cho đến chuyện kẹt xe tưng bừng mỗi chiều tan tầm; từ chuyện sách chưởng Kim Dung được in trở lại cho đến chuyện những sạp báo bên đường đang dần biến mất; từ chuyện tiếng chim hót ngày càng hiếm hoi ở thành phố cho đến chuyện làm sao bảo vệ thương hiệu nước mắm Phú Quốc…

Nghĩa là đủ thứ chuyện trên trời dưới đất mà hằng ngày ai cũng có thể thấy nhưng chưa chắc dễ gì nói được, bởi nói thì phải có đầu có đuôi, phải am tường sự việc, phải có chút duyên thi vị hóa câu chuyện… Và quan trọng nhất, phải có tấm lòng trước từng sự việc, biết yêu thương và chăm chút từng giá trị sống cả hữu hình và vô hình quanh mình.

Không chỉ có tất cả những điều đó, Nguyễn Công Thắng còn có một đường dẫn vô hình xuyên suốt: anh luôn hướng về những suy nghĩ có tính chất làm ăn, phát triển, năng động và sáng tạo, luôn biết bảo vệ những giá trị truyền thống nhưng cũng không ngừng khuyến khích cái mới, cái bứt phá. Đó có lẽ một phần do tôn chỉ của tờ báo nơi đăng những bài tạp bút của anh, làm cho nó khác hẳn những bài tản văn thuần túy văn chương trên các báo khác, nhưng đã được anh vận dụng quá nhuyễn, nhẹ nhàng như không…

NGUYỄN ĐÔNG THỨC

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Harry Potter Tập 7 – Harry Potter And The Deathly Hallows (Tiếng Anh)

Thứ Sáu, 28/09/2007
Nhà văn Lý Lan nói về tập 7 Harry Potter:

“Tôi thích tâm lý trưởng thành của Harry Potter”

TT-Ngày 25-9, nhà văn – dịch giả Lý Lan vừa hoàn tất chương cuối cùng tập truyện Harry Potter 7. Phóng viên Tuổi Trẻ vừa có cuộc trao đổi với Lý Lan ngay khi chị vừa “buông bàn phím”.

* Với những gì từ Nhà xuất bản (NXB) Trẻ tiết lộ, có thể nói Lý Lan đã chạy nước rút cho bản dịch Harry Potter 7 hoàn tất. Chị có thể nói về qui trình làm việc giữa chị với NXB Trẻ?

– Ngày 21-7, bản tiếng Anh bắt đầu được bán trên toàn thế giới, tôi đang ở Mỹ nên mua một bản do Scholastic phát hành, sau đó NXB Trẻ gửi qua bằng phát chuyển nhanh một bản do Bloomsbury phát hành, đọc trong hai ngày, và bắt đầu dịch từ ngày 23-7. Tôi dịch xong chương nào thì chuyển chương đó cho biên tập viên. Biên tập viên gửi lại câu hỏi và ý kiến trao đổi. Hai bên thống nhất thì cho dàn trang. Ngày 25-9 tôi gửi chương kết cho biên tập viên. Sau đó là việc của NXB Trẻ.

* Cùng với biên tập viên – nhà văn Phan Thị Vàng Anh làm việc trong điều kiện chạy đua với thời gian, chị phải chịu những áp lực nào? NXB Trẻ có tạo điều kiện để chị làm việc thật tốt?

– Đúng, chị Phan Thị Vàng Anh là người biên tập bộ sách Harry Potter tôi dịch. Tôi làm việc trực tiếp với Vàng Anh về nội dung. Tôi bị áp lực chính từ bản thân tôi vì tự đòi hỏi chất lượng cao nhất mà khả năng mình có thể làm được. Công việc này đơn giản và cô độc, một mình tôi với cuốn sách và cái máy tính, cái tôi rất cần là thời gian thì lại có hạn. Ở bên cạnh tôi lúc này và tạo điều kiện tốt nhất để tôi làm việc là chồng tôi.

* Qua bảy lần dịch Harry Potter, cũng là bảy lần chị diện kiến thủ pháp nghệ thuật của bà J. K. Rowling, có điều gì chị tâm đắc từ cách xử lý cốt truyện và khai thác các tình tiết hấp dẫn để hình thành một bộ truyện đồ sộ như thế?

– Tôi nghiệm được một số điều từ cách xử lý cốt truyện, đề tài, nhân vật, và cách khai thác tình tiết, chi tiết, đặc biệt kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Trong lúc dịch, gặp chỗ nào đắc ý hoặc… bất như ý hay gợi ý… tôi ghi chép riêng, nay đang gom lại và… “tám” chơi, thành một chương trong cuốn Tám Harry Potter thứ hai.

Có hai điều đáng ghi nhận dù không phải là điều tâm đắc, đó là: phối hợp kết cấu kinh điển và hiệu ứng truyền thông hiện đại trong phát triển các tuyến truyện, và sự xâm nhập hay ảnh hưởng càng về sau càng rõ của kỹ thuật điện ảnh và trò chơi điện tử trong bộ sách chữ Harry Potter.

* Chị có thể nói thêm về những gì chị “nghiệm được” không?

– Trong cách xử lý cốt truyện, bà Rowling tài tình ở chỗ mở ra nhiều nhánh phụ khiến các nhân vật có vẻ như đi lạc, nhưng rốt cuộc cũng tới được nơi mà họ phải tới, ắt tới. Và người đọc đi theo các nhân vật đó, trải qua nhiều trạng thái tâm lý buồn vui – lo lắng – nhẹ nhõm – băn khoăn – suy tính – hồi hộp, kể cả… nổi khùng vì thấy nhân vật làm chuyện… điên quá.

Tôi cũng thích đề tài của tập cuối cùng trong bộ truyện này: quá trình trưởng thành (chủ yếu về mặt tinh thần – niềm tin, nhận thức, tâm lý, tâm hồn) của những người vừa hết tuổi vị thành niên; ba nhân vật chính Harry, Ron và Hermione trong tập này vừa bước sang tuổi trưởng thành, tuy gánh vác một “trọng trách” mà người lớn hiệp sức làm (như Hội Phượng Hoàng) chưa chắc thành công, nhưng tụi nó lại khăng khăng làm lấy một mình theo cách riêng, có thể vẫn còn trẻ con nhưng nhiều khi tỏ ra rất có bản lĩnh, khiến tụi nó vừa bình thường như “ngoài đời” mà lại là những anh hùng xuất chúng trong truyện.

Tình tiết được dàn dựng công phu, chặt chẽ, theo thủ pháp “ảo thuật” mà không đến nỗi hoang đường; nhiều chi tiết độc đáo và đầy ngụ ý. Để đạt được những điều trên bà Rowling có lối viết đa nghĩa, không chỉ đơn giản “chơi chữ” cho vui mà để cố tạo nhiều tầng – nhiều lớp – nhiều cách thưởng ngoạn một tác phẩm.

* Có thể nói thị hiếu đọc của thế giới đã được phân chia thành “trước Harry Potter” và “sau Harry Potter” không? Theo chị, dòng truyện thế giới phù thủy còn hấp dẫn trẻ con nữa không?

– Một lứa trẻ (hiện nay đang bước vào tuổi đôi mươi) đã say mê và trưởng thành cùng Harry Potter. Nay đã qua tuổi ấu thơ và đọc xong Harry Potter rồi, họ đối diện với cuộc sống thực trong thế giới con người còn kỳ diệu và quái dị hơn cả thế giới phù thủy, và nếu họ tiếp tục đọc sách thì sẽ khám phá những thế giới văn học cũng kỳ ảo và hấp dẫn không kém. Trước hay sau Harry Potter cũng vẫn luôn có thị hiếu đọc giải trí ở mọi tầng lớp. So với hiện thực thế giới chúng ta đang sống và hiện thực trong lĩnh vực giải trí hiện nay, tôi coi sách Harry Potter là giải trí lành mạnh. Dòng truyện này còn hấp dẫn hay không phải chờ coi mới biết được.

LAM ĐIỀN thực hiện

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?