“… Một bức thư từ ngoài Bắc gửi vào cho chị Minh Khai đến khám Phú Mỹ, làm chị em xôn xao vui thích. Thư em gái chị. Thư có câu viết:
“… Trời đất khó lòng yên ổn để em có thể học tới cùng”.
Em gái chị Minh Khai đương học trường thuốc. Có lẽ đấy cũng là một câu nói ý tứ về tình hình cách mạng lúc ấy và người em muốn báo khéo để chị biết, mình cũng đương đảm nhiệm một việc gì của cách mạng.
Tính đến ngày nhận thư thì chị Minh Khai đã bỏ nhà ra đi và bặt tin được mười năm. Sau mười năm, gia đình hay tin chị giam ở Khám Lớn. Và cũng mười năm, chị Minh Khai mới lại được đọc hàng chữ của người em gái chị hằng thương nhớ. Mười năm trước đây, chị Minh Khai hai mươi tuổi, em gái chị, đương còn là cô gái nhỏ xinh.
Bức thư ký tên: Nguyễn Thị Thái.
Thái mặc áo dài màu tím Huế, tóc vấn trần, đường ngôi rẽ lệch, mái tóc chải kiểu lưỡi trai kéo trễ trước trán. Khi cửa khám vừa mở hé, chị Minh Khai được đầm gạc-điêng gọi ra…”.
Đây là trích đoạn trong truyện lịch sử Chị Minh Khai viết về người nữ anh hùng trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
MỤC LỤC
Lời người viết
Sài Gòn – 1936
Mười tám thôn vườn trầu
Những chuyện ở Cần Giuộc
Lý Tiên Sanh
Những cuộc chuẩn bị
Quán bánh đập và xóm máy đá
Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Ở khám Phú Mỹ
Phiên tòa cuối cùng
Những người tiếp tục
Mời bạn đón đọc.