Chẳng Cũng Khoái Ru:
Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Những già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao? Già có cái đẹp của gái. Trái chín cây ngon hơn trái giú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người từ chối già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái gài đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được. Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăm mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những mòn tóc lén lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân Hương: Chơi xuân kẻo hết xuân đi. Cái già xồng xộc nó thì theo sau! Có lẽ thư sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 80 mới gọi là hơi già. Trong tương lai, khi người ta sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất!
Tuy vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn sướng. Khổ dễ nhận ra còn sướng thì khó biết! Một người luôn thấy mình… sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề… tâm thần! nói chung, người già có ba nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết được sẽ giúp họ sống “trăm năm hạnh phúc”.
Mục lục:
Phần 1: Già sao cho… sướng?
Già sao cho sướng
Ai biểu già chi
Từ bi với mình
Thót bụng thở ra
Chẳng cũng khoái ru?
Chuyện không nhỏ
Thở không chỉ là thở
…
Phần 2: Nói không được
Nói không được
Con đường an tịnh
“Pranasati”
Phần 3: Về xứ hoa đào
Về phía mặt trời
Mới ngày nào
Cái giậu mồng tơi
Robotoid
Còn đó của ngày xưa
Phụ lục: Mối quan hệ giữa thân & tâm.
Mời bạn đón đọc.
(Thứ Sáu, 11/04/2008)
Giữ tâm không bệnh
Ảnh: T.T.D. |
Đọc Chẳng cũng khoái ru? của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, quả thật rất khoái. Khoái bút pháp rất giản dị nhưng chứa đầy “pháp vị” của tác giả (Thở không chỉ là thở, Nói không được…). Khoái cách “bắt mạch cho toa” một cách hóm hỉnh nhưng thật thân tình (Ngon và lành).
Thích những điều ông viết tưởng như nhẹ tênh mà thấm sâu tận gốc rễ nội tại (Có nghệ thuật ngủ…). Thích cách viết dung dị, đời thường, nhưng ẩn chứa những trăn trở, lo lắng khiến người đọc cũng phải suy ngẫm, bâng khuâng (Cho bệnh nhân, Bệnh và hoạn…, Một cách nhìn mới).
Hơn nữa, những gì ông muốn trao đổi với bạn đọc lúc nào cũng được trình bày bằng một ấn phẩm rất giản dị, vừa đủ xinh, chữ in to đẹp. Nội dung lại được chia ra thành tiểu phẩm ngắn. Đọc không quá “no” mắt, lại không “chật” đầu.
Qua các tiểu phẩm của ông, ta nhận ra bệnh tình của thân và tâm mình, không ít thì nhiều, cũng từ “ba nghiệp sáu căn” mà bệnh (Ai biểu già chi), cũng tại những định kiến, ái kiến mà khổ (Ưng vô sở trụ), cũng ngờ ngợ, lớ quớ mà lầm (Bác sĩ nhà quê). Nói tóm lại, những điều Đỗ Hồng Ngọc viết không lạ, nhất là với những ai đã từng đọc nhiều tác phẩm khác của ông (Già ơi… chào bạn!, Những người trẻ lạ lùng, Nghĩ từ trái tim, Thư gửi người bận rộn, Như thị…).
Ta hiểu ta có thể đã gặp, ta biết rất rõ, nhưng sao các tác phẩm của ông ta đều thấy cần thiết để đọc, cần thiết “bị” nhắc nhở, cần thiết nghe ông “kê bệnh cho toa” mà không thấy nhàm chán chút nào.
Đọc Đỗ Hồng Ngọc để cười sảng khoái, để được thực tập và nhất là để nhận rõ thân có thể bệnh nhưng tâm không được bệnh. Giữ tâm an vui sẽ điều trị được thân bệnh một cách nhẹ nhàng, hiệu quả. Thế “chẳng cũng khoái ru”?
Lệ Tâm
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn