Câu Đố Việt Nam:
Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, câu đố có một chỗ đứng nhất định so với các loại truyện thần thoại, cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ, hò vè…….
Tuy nhiên, trong thực tế việc thưởng thức văn hoá dân gian hiện nay, thì câu đố hầu như ngày càng bị lãng quên trong các sinh hoạt xã hội mang tính cổ truyền. Điều này khiến cho nhiều người chủ tâm sưu tầm, nghiên cứu quảng bá các vốn quý của văn học dân gian không khỏi ưu tư, nản lòng.
Câu đố Việt Nam nay dù ít được sưu tầm, giới thiệu rộng rãi trong dân gian (tất nhiên khách quan vì kinh tế, vì mọi người dần dần sống theo đà phát triển công nghiệp và điện khí hoá), nhưng câu đố vẫn tồn tại và sống sau luỹ tre làng.
Nhìn với cặp mắt của nhà nghiên cứu có sự nâng niu trân trọng vốn quý của văn học dân gian, tác giả vẫn ý thức được rằng Câu đố Việt Nam là một kho tàng kiến thức và tri thức của nhân dân. Nó dạy ta cách quan sát, phán đoán sự vật và các hiện tượng diễn ra quanh ta hoặc trong lịch sử một cách tinh nhạy. Câu đố còn giúp ta vận dụng trí thông minh, sự suy nghĩ và cách ứng phó, đối đáp, lẹ làng, dí dỏm đầy chất hóm hỉnh, linh hoạt với tất cả tấm lòng bao dung, độ lượng trong cách giải trí và quy tụ cộng đồng người lao động, sau ngày làm việc căng thẳng. Do vậy, Câu đố Việt Nam cần được khuyến khích phát triển trong vốn quý của nền văn học dân gian nước nhà. Tự thân câu đố còn bao hàm ý nghĩa về nhân sinh, tính đại chúng, dung dị, ý thức dân chủ, và sự hoà nhập, quy tụ hợp đoàn, rất gắn bó, gần gũi nhau giữa các cộng đồng người với mọi thành phần, lứa tuổi, giới tính trong dịp giải trí vô tư, hồn nhiên vào trò chơi đố và giải đầy lý thú.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Phần I: Giới thiệu câu đố
Lời nói đầu
Phác hoạ những hướng xác định câu đố
Xuất xứ và nguồn gốc câu đố
Hoàn cảnh sử dụng, mục đích và chức năng
Phân loại câu đố
Cách cấu tạo câu đố
Tần số của câu đố
Lối nhìn và tư tưởng trong câu đố
Khía cạnh văn chương nghệ thuật
Chỉ dẫn về phong tục nếp sống
Đôi lời tạm kết
Tài liệu tham khảo và trích dẫn
Phần II: Sưu tầm, phân loại câu đố
A. Tự nhiên
Hiện tượng thiên nhiên
Cỏ (Xuất thảo)
Cây (Xuất mộc)
Lá (Xuất diệp)
Hoa (Xuất hoa)
Trái (Xuất quả)
Hột (Xuất tử)
Rễ (Xuất căn)
Củ (Xuất đầu)
Loài vật (Xuất thú)
Chim (Xuất điểu)
…….
B. Văn hoá
Tên Người (Xuất danh nhân)
Việc người làm (Xuất nhân sự)
Tên sự vật (Xuất vật danh)
Đồ trang điểm ăn mặc (Xuất nhân trang)
Đồ làm ruộng (Xuất nông khí)
Đồ đánh cá (Xuất ngư cụ)
Đồ nhạc (Xuất hí cụ)
Đồ đánh giặc (Xuất chiến cụ)
Đồ học (Xuất học cụ)
………….
Chú thích
Mời các bạn đón đọc.