"Nguyễn Án (1770-1815) và Phạm Đình Hổ (1768-1839) sớm ý hợp tâm đầu vì cùng chung số phận trước các biến cố lịch sử, lại được tận mắt thấy kinh thành mù mịt khói lửa, ngai vàng sụp đổ. Đó là tâm trạng của những kẻ hoài Lê, ghét Trịnh và chấp nhận triều Nguyễn.
Tang Thương ngẫu lục viết về một xã hội đang phơi bày những mặt xấu xa đến tột cùng của nó. Yếu tố bi hài của xã hội hằn sâu vào tác phẩm. Chuyện cũ, mới, hay, thật, giả, dở lan tràn khắp nước, trong dân gian mà tập trung nhiều nhất vẫn là nơi kinh thành, góc chợ, chốn nha lại, đường phủ. Những điều mà Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án chép vào sách chỉ là trong muôn một sự thật, và cũng là ngẫu nhiên.
Ngẫu nhiên mà lầm chuyện tang thương. Nên sự tang thương càng thêm đau đớn, khó nguôi"
Trong Tang thương ngẫu lục là một bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội thời Lê mạt đầy náo loạn, rối ren, phức tạp. Điển hình của nó là cuộc sống xa hoa vương giả trong phủ chúa. Bên cạnh đó, trong Tang thương ngẫu lục cũng ghi lại những mẫu chuyện về các nhân vật lịch sử, những sự tích hoang đường kỳ lạ được lưu truyền trong triều đình và dân gian.
Mời bạn đón đọc.