Trong văn chương Việt Nam thế kỉ XX có một hiện tượng lạ, có thể nói, độc nhất vô nhị, là Bùi Giáng.
Thơ, văn của ông lạ, người ta đọc nhiều, tranh luận nhiều, được tán tụng lên thành thiên tài, nhưng cũng bị hạ xuống là khùng điên.
“Buồn đã nhiều giờ xin vui nhiều nữa
Nhiều không xong thì ít cũng được rồi
Miễn tí chút long lanh là đủ lắm
Cạn ly này? Nâng nhẹ nhẹ lên môi
Thử gắng gượng làm bài thơ chưa biết
Đã biết rồi? Chưa biết, nói cho vui
Từ vạn thuở, trăm năm là bất diệt
Từ thiên thu, chỉ đón một đời người
Em chịu đón hay là không chịu đón
Chịu đón thì đón rước cho tươi vui
Đừng mặc cả éo le là lẫn lộn
Lẫn lộn là hỗn độn lấp chôn vùi
Những từ đó về sau sẽ có lúc
Bất thình lình tuế nguyệt tới sau lưng
Không báo trước là giây hay là phút
Là giờ nào tất mệnh đóng kín bưng
Hai cánh cửa khoá chặt đời chưng hững
Mặc tồn sinh gắng sức rúc chui ra
Và lúc đó còn đâu giờ để tưởng
Tới máu tim tiều tuỵ với ruột rà
Nằm im dưới đất thiết tha
Thương yêu đứt ruột lá hoa trên đời
Còn đâu nữa dịp phanh phơi
Tan hoang hào luỹ dưới trời dửng dưng
Giận hờn đã lắm vô duyên
Cồn đâu kỳ ngộ ngẫu nhiên ban đầu
Bài thơ có nói gì đâu
Bài thơ bắt buộc chậm mau hương mùa
Lúc khắng khít, lúc lưa thưa
Vì không một lúc nào ngừa mai sau
Nào ngờ có nghĩa gì đâu
Trăng thanh gió mát lần thâu đã nhiều
Đăm chiêu rất mực đến điều
Tử sinh liều giữa hoang liêu cuối cùng”.
(Buồn đã nhiều)
Mục lục:
Lời người biên soạn
Cõi thơ Bùi Giáng (Tác phẩm Bùi Giáng)
1. 82 Bài thơ
2. Đi vào cõi thơ
Một mai nhìn lại (Viết về Bùi Giáng)
1. Hỏi tên? Rằng biển xanh đâu
2. Xin chào nhau giữa con đường
3. Ta đi còn gửi đôi giòng
Phụ lục.
Mời bạn đón đọc.