Kinh Nhiêu Lộc nằm vắt ngang các quận: quận 1, quận 3, quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, nối với rạch Thị Nghè rồi thông ra sông Sài Gòn. Từ xưa đến nay, con kinh này đã gắn liền với lịch sử của mảnh đất Sài Gòn – Gia Định.br /<br />
br /<br />
Câu chuyện Bên dòng Nhiêu Lộc thời 1930 – 1950 được kể ở đây đã xảy ra trong khu vực nằm bên tả ngạn kinh Nhiêu Lộc từ cầu Thị Nghè, qua cầu Bông đến cầu Kiệu, chính xác hơn đó là vùng tứ giác mà chợ Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu, chợ Đa Kao, chợ Thị Nghè nằm ở bốn góc. Câu chuyện vừa kể lại lịch sử của một giai đoạn, vừa tái hiện lại tuổi thơ và quá trình trưởng thành của những con người từng sống, gắn bó và chiến đấu hết mình bên dòng kinh trong những năm khói lửa. Có thể nói đây là một tập ký ức về một dòng kinh – một đời người.br /<br />
br /<br />
br /<br />
br /<br />
MỤC LỤCbr /<br />
br /<br />
Bên dòng kinh Nhiêu Lộcbr /<br />
br /<br />
Những ngày đi học không êm đềmbr /<br />
br /<br />
Đi làm cách mạng là kháng chiếnbr /<br />
br /<br />
Những ngày tù đày gian khổbr /<br />
br /<br />
Tổ chức đào hầm vượt ngục vào cứbr /<br />
br /<br />
Cuộc chia ly và đoàn tụ lịch sử 20 nămbr /<br />
Mời Bạn Đón Đọc