Ba Người Khác của tác giả Tô Hoài là một tiểu thuyết lịch sử, chẳng những vì đã 60 năm kể từ sau cải cách ruộng đất mà còn vì tác phẩm nói thẳng về sự kiên đó, một sự kiện rung chuyển đời sống của hàng triệu người Việt, một sự kiện không thể tẩy xoá được của lịch sử nước Việt.
Nói như nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: “Tô Hoài làm người ta sửng sốt về hình thức tiểu thuyết ở tác phẩm này. Nhưng điều làm người ta sửng sốt hơn cả là phương pháp biểu hiện của Tô Hoài: ông đã tự sự và miêu tả những chi tiết mà không chọn lọc theo kiểu điển hình hoá. Chẳng hạn như chi tiết anh đội phó ăn cắp bánh đúc, các cô bần cố thì đói khát dâm dục… Thật tỉ mỉ. Thật u tối. Thật chất phác mộc mạc. Thật hoang sơ sù sì. Con người khốn khổ đến mức bản khai. Và cũng thật là ấn tượng và ám ảnh”
Nhận định
“Phải nói đây là một tiểu thuyết lịch sử, chẳng những vì đã 50 năm từ sau cải cách ruộng đất (CCRĐ) mà còn vì tác phẩm nói thẳng về sự kiện đó, một sự kiện rung chuyển đời sống của hàng triệu người Việt, một sự kiện không thể tẩy xoá được của lịch sử nước Việt.
Cái không khí nó gợi ra rất ghê. Nó đưa người đọc vào bên trong sự kiện, theo gót một nhân vật, một “anh đội”(…). Nhân vật chính của Ba người khác thì ngang tầm, có khi thấp hơn, nhưng nói chung là vừa tầm cái thời của anh ta, là nhân vật bình thường trong cuộc, ngang tầm sự kiện; ngay đến khi đội sửa sai về thay đội cải cách, anh ta vẫn còn chưa biết chưa thấy cải cách có gì sai.”
(Lại Nguyên Ân)
Mời bạn đón đọc.