<IMG class=lImage o
(Chủ Nhật, 24/12/2006)Đạt đến sự đơn giản từ lâu TTCT – Quyển sách viết xong 1992. Xuất bản lần đầu 2006. Trong khoảng thời gian gần 15 năm ấy nhà văn Tô Hoài vẫn tiếp tục viết. Mỗi quyển sách hoàn tất như một đứa con đã trưởng thành, có số phận riêng, không còn thuộc về đấng sinh thành nữa. Rốt cuộc thì điều quan trọng nhất với mỗi người là phải tiếp tục sống đời của riêng mình. Sách sống đời của sách, lẳng lặng đời bản thảo cho đến một ngày hiện hình cùng công chúng. Còn nhà văn, như đã được qui định bởi một nguyên tắc bất di bất dịch của nghề, quên bẵng đứa con ấy để mỗi ngày có thể bình thản ngồi vào bàn và viết. Sống để viết. Không ai làm điều đó tốt hơn nhà văn Tô Hoài. Không ai có thể làm điều đó chuyên nghiệp hơn nhà văn Tô Hoài. Ông không chỉ đi đầu trong lao động nhà văn, biến thứ kỷ luật khổ sai thành nhu cầu thiết yếu dễ chịu như thở, mà trong suốt quãng thời gian làm nghề dài dặc ấy, trong mọi biến chuyển thời cuộc, ông vẫn giữ được sức viết dồi dào với sự thông thái ngày một đầy thêm. Sự hiện đại của văn phong; lời thoại tinh tế, nhịp điệu câu chuyện, tính đa dạng về thể loại ở ông vẫn chưa thấy người trẻ nào theo kịp. Trong khi khá nhiều người viết khác hãy còn chìm trong rối rắm, như là hệ quả của một đời sống nhiều lý thuyết mà thiếu đời sống, thì ông với cuộc đời đầy sự kiện đã đạt đến sự đơn giản từ lâu. Người khác kể từng ấy chuyện phải mất nhiều trang, lắm lời diễn giải, với ông chỉ cần vài dòng, hay một chi tiết nhỏ. Ba người khác (*) là một quyển tiểu thuyết đầy ắp những chi tiết đắt giá như thế. Ngay những dòng đầu tiên, người đọc bị hút ngay vào thế giới của những rễ và chuỗi, của cán bộ đội…, những khái niệm giờ trở nên hư hư thực thực mà những thế hệ sau này không tin rằng đã từng hiện diện thống trị một thời. Nhưng trong muôn vàn câu chuyện người ta được biết về một thời cay đắng ấy, câu chuyện ông kể vẫn rất riêng, rất lạ. Ấy là vì ông đã thoát ra khỏi thân phận làm nhân vật của một giai đoạn để trở thành người quan sát. Ông đứng ở một vị trí tách biệt, cao hơn hẳn đám đông ấy, nhờ thế mà cái nhìn cũng tinh tường hơn và bao dung hơn. Cho nên nhân vật chính có là tôi với nhân thân rất gần tác giả đi nữa thì nhờ giọng kể bình thản, thuần chi tiết, thuần sự kiện ấy mà các nhân vật từ chính đến phụ hay rất phụ, đều có tính cách riêng đặc sắc và thuyết phục. Nhà văn Tô Hoài có một khả năng nhớ lạ thường. Thường có hai cách ứng xử với kỷ niệm. Một, như đa số, theo thời gian sẽ phai nhạt dần đi, rồi quên bẵng hoặc nhẹ bỗng. Hai, như bà tôi, kỷ niệm được chắt lọc lại, và khi đã vượt qua được một con đê tuổi tác nào đấy, chúng trở nên bất tử đối với người già. Với nhà văn Tô Hoài thì còn hơn thế nữa, dường như ông nhớ tất thảy, không sót điều gì. Và không chỉ nhớ, ông còn mang chúng đến tận ngày hôm nay với đầy đủ trọn vẹn cảm xúc. Ông sống với cùng những chi tiết của đời sống, mà theo thời gian, qua gần một thế kỷ chỉ ngồn ngộn lên. Có lẽ vì yêu và quí từng ngày của cuộc đời được ban tặng, nên ông nâng niu bất cứ gì mình đã trải qua. Và sự kiện, con người, nơi chốn, cảm xúc của bao nhiêu năm tháng ấy đã may mắn tìm thấy nơi nương náu trong cụ Tô Hoài. Nhờ thế đã không chìm vào lãng quên. PHAN TRIỀU HẢI
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ba Người Khác (Tiểu Thuyết)
(VTV1 Ngày 04/01/2007)
(VTV1 Ngày 04/01/2007)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ba Người Khác (Tiểu Thuyết)
Đọc “Ba người khác” | (SGGP Ngày 27/01/2007)
| Tấn bi kịch hãi hùng về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng Bắc bộ do chính người trong cuộc: ông đội phó đội cải cách, kiêm chánh án, kể. Một trong những ông đội phó cải cách, kiêm chánh án những năm tháng “nhất đội, nhì trời” ấy, lại chính là nhà văn lớn Tô Hoài (năm 1954-1955, ông mới 34 – 35 tuổi), tác giả Ba người khác. Vì thế, tiểu thuyết này rất sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc chỉ có thể từ tin đến rất tin những điều trần trụi, khốc liệt được lần lượt phơi bày trong tác phẩm.
Ba người khác, có thể hiểu như tự truyện của nhân vật “tôi”, tên Bối, đội phó Đội cải cách ruộng đất, kiêm chánh án, kể về mình và hai người khác là Cự (đội trưởng) và Đình (cán bộ đội), cùng không hiểu biết gì về nông thôn, nông dân, nhưng “được tiếng là đánh địch (địa chủ, phản động) giỏi, có thành tích” trong ba đợt cải cách ở Thanh Hóa, được cấp trên tin cậy, điều về “cải thổ” một xã ở Hải Dương, mới tiếp quản sau khi quân Pháp rút.
Và tấn đại bi kịch đã được nhà văn vẽ ra. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu…
Thực tế, những bi kịch về cải cách ruộng đất, nếu các tác phẩm văn học nhiều năm qua, vì nhiều lý do, chưa nói đến hoặc nói không đầy đủ thì những dấu ấn nặng nề về những sai lầm và hậu quả xã hội lâu dài của nó đến nay, sau hơn 50 năm, nhiều cá nhân, gia đình vẫn chưa hết nhức nhối. Bởi vậy, bi kịch về những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Ba người khác, với những người quan tâm hoặc hiểu biết về nó, đều đã quen thuộc. Có lẽ cũng biết điều này, để tránh sự “quen thuộc”, nhà văn Tô Hoài đã chọn cách viết tác phẩm từ lời kể của tên tội phạm, khác với những tác giả trước đây, viết với tư thế là nạn nhân, pháp quan, thầy đời v.v…
Và sự lựa chọn này đã khiến Ba người khác ngay lập tức được các nhà phê bình, nhà văn “tài cao, đức trọng”, tôn vinh nhiệt liệt như đón chào ngôi sao rực sáng trên bầu trời văn chương Việt Nam.
Trong Ba người khác, nếu cứ căn theo lời kể của “Tôi”, thì Bối, Cự, Đình thực sự là ba gã bản chất lưu manh theo ba kiểu khác nhau. Khi về địa phương, họ bắt mối và tập hợp quanh mình các “rễ”, “chuỗi” u tối, toàn đui, què, mẻ, sứt, nếu không cũng khùng khùng, điên điên…
Cả ba ông Đội tuy cùng trình độ văn hóa thấp, vẫn đều đủ khôn ranh để biết việc nào đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại, nhưng vì sức ép thành tích, vô trách nhiệm, tham vọng quyền lực cá nhân, ham muốn thỏa mãn dục vọng thấp hèn, biết sai, xấu vẫn làm; biết dối trá, tội ác vẫn “vô tư” lăn xả… gây ra bao nhiêu bi thương, tang tóc cho làng xóm.
Bằng thứ giọng bình thường hóa tội ác, toàn bộ lời kể của Đội Bối, trong Ba người khác, không chỗ nào tỏ ra đau khổ hay sám hối. Không biết khi kể chuyện, Bối đã hết chất lưu manh, dối trá hay chưa, nhưng ở cái xã và các xã đang “thổ cải” thời kỳ ấy, những nơi mà mầm mống nhân tính đã bị chính những người như họ tiêu diệt thì chắc chắn không thể có một ông Đội Bối vô can, và bây giờ lại uốn éo thanh minh rằng mình cũng chỉ là nạn nhân.
Trong Ba người khác, chuyện tình dục tội lỗi được kể bằng thứ ngôn ngữ chính xác, khoái cảm hả hê, tâm đắc. Chỉ với 250 trang sách mỏng, những cảnh hoang dâm, quần dâm diễn ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi: Ba anh Đội: Cự, Bối, Đình thay nhau, nhường nhau làm tình các nữ dân quân, bần cố nông “rễ, chuỗi”: Đơm, Duyên… bất kể ban đêm, ban ngày, trước, sau lúc hội họp, lúc đấu tố; làm tình ngay bụi cây bên đường làng, bên đống rạ trong sân; làm tình cô Đơm trước người mẹ tàn tật, làm tình cô Duyên bên ông bố điếc; Đội Bối quần dâm với nhiều nữ dân quân trong một đêm ở lán gác…
Trong Ba người khác, Đội thấy gái và gái thấy Đội, bất cứ hoàn cảnh nào, cũng như lũ cuồng dâm vồ nhau làm tình, không hề từ tình cảm mà chỉ từ động dục, đổi chác, lợi dụng nhau… giữa làng xã tiêu điều, đói khát, oan khốc, đấu tố tùy tiện. Viết về tình dục và dâm đãng để tạo ra sự rùng rợn về một loài kinh tởm hơn cầm thú và man di mọi rợ chưa từng có trong xã hội loài người, thì Ba người khác quả là “ép phê”.
Nhưng người đọc buộc phải ngờ anh Đội Bối “tố điêu”, vì chắc chắn cái hiện thực hoang dâm hủ bại ngập ngụa trên, chỉ có trong trí tưởng tượng ác độc, vô luân của bọn tố điêu, chứ không thể có ở làng quê Việt Nam bất cứ thời kỳ nào. Cái giỏi của nhà văn lớn Tô Hoài chính là ở chỗ này: Vừa làm cho Ba người khác trở thành tác phẩm ăn khách mà vẫn tiếp tục lột trần Đội Bối, cà cuống chết đến đít còn cay, đã thất bại thảm hại, rơi xuống dưới đáy xã hội mà vẫn nguyên vẹn bản chất dối trá, lưu manh của anh Đội Bối ngày xưa.
Trong Ba người khác, đội phó Bối, kiêm chánh án, không chỉ dùng “nghệ thuật” hoang dâm (vì ngày nay, hoang dâm đang được nhìn nhận là “đổi mới tư duy”) để bình thường hóa tội ác, mà còn trút hết mọi tội ác diễn ra ở xã thời cải cách, lên đầu đội trưởng Cự, một kẻ theo địch, đã chết, chẳng bao giờ có cơ hội viết tự truyện để bào chữa cho mình, đổ tội sang người khác, và nói thêm: Hàng nghìn vụ xử án, kết án oan “kẻ thù giai cấp” hồi đó đều không thể thiếu chữ ký của chánh án Bối. Dưới thần bút của Tô Hoài, có thể nói, Đội Bối là chân dung nhân vật tội đồ hoàn hảo nhất từ trước tới nay trong văn chương Việt Nam.
Song đỉnh điểm cao thâm của nhà văn lớn Tô Hoài trong Ba người khác lại ở chỗ, vừa rút hết vốn sống của người trong cuộc, viết ra loại sự thật đáp ứng được khẩu vị và sự hiếu kỳ, khiến người đọc, nhất là các nhà phê bình đang muốn nổi của nền văn học Việt Nam, phải trầm trồ tâm phục khẩu phục, ông đồng thời vẫn tách bạch được sự thanh cao, thánh thiện bằng giọng văn dưng dửng, biếm biếm, như mình hoàn toàn là người ngoài cuộc, nên cùng lúc, ông cũng được ca ngợi là khách quan, dũng cảm khi dám mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng một đề tài nhạy cảm.
Đương nhiên, đọc văn học, phải cố gắng tách tác phẩm ra khỏi những hiểu biết về tác giả, nhiều bậc thầy đã dạy thế, nhưng khi chính tác giả tự ghép mình vào tác phẩm thì tách làm sao được…
Trong Ba người khác, cuối cùng, ba kẻ gây tội ác, cũng phải chịu luật nhân quả, như nhiều chục năm qua, trong dân gian vẫn lan truyền về thân phận hẩm hiu của những kẻ gieo ác trong cải cách ruộng đất: Đội Cự vào Nam, chiêu hồi, bị đặc công ta giết; Đội Đình và vợ con đi ăn mày rồi tha hương vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tiếp tục đeo đuổi giấc mơ trại Đại Đồng hão huyền; Đội Bối bị vợ con bỏ, bật ra lề hè bơm xe… Bi kịch cải cách ruộng đất ở xã nọ kết thúc có hậu, kèm theo lời giải đáp “đúng hướng” về nguyên nhân đẻ ra sự xáo trộn làng quê kinh hoàng: Đội Cự có vẻ như do địch cài vào, Đội Bối là đảng viên giả mạo, còn Đội Đình, đảng viên thật sự, chỉ có mỗi tội lãng mạn không tưởng.
Nhiều người bảo Ba người khác đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam. Nói như thế là chưa thấy hết tầm cỡ của Tô Hoài, chưa hiểu thế nào là thuật kim thiền thoát xác. Đọc xong Ba người khác, không nhìn ra người thứ tư, một anh Đội Bối B, sau cải cách, sau sửa sai, vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức, hưởng ngập mặt những bổng lộc, quyền lợi, nhờ cải cách ruộng đất, và đến tận cuối đời, chứng khôn ranh vẫn nguyên vẹn, vẫn thu hút được quanh mình đủ loại “chuỗi, rễ” đời mới, là chưa hiểu hết cái sâu xa, cái vô cùng của tác phẩm. TRÚC ANH |
Đọc “Ba người khác” | (SGGP Ngày 27/01/2007)
| Tấn bi kịch hãi hùng về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng Bắc bộ do chính người trong cuộc: ông đội phó đội cải cách, kiêm chánh án, kể. Một trong những ông đội phó cải cách, kiêm chánh án những năm tháng “nhất đội, nhì trời” ấy, lại chính là nhà văn lớn Tô Hoài (năm 1954-1955, ông mới 34 – 35 tuổi), tác giả Ba người khác. Vì thế, tiểu thuyết này rất sinh động, hấp dẫn, khiến người đọc chỉ có thể từ tin đến rất tin những điều trần trụi, khốc liệt được lần lượt phơi bày trong tác phẩm.
Ba người khác, có thể hiểu như tự truyện của nhân vật “tôi”, tên Bối, đội phó Đội cải cách ruộng đất, kiêm chánh án, kể về mình và hai người khác là Cự (đội trưởng) và Đình (cán bộ đội), cùng không hiểu biết gì về nông thôn, nông dân, nhưng “được tiếng là đánh địch (địa chủ, phản động) giỏi, có thành tích” trong ba đợt cải cách ở Thanh Hóa, được cấp trên tin cậy, điều về “cải thổ” một xã ở Hải Dương, mới tiếp quản sau khi quân Pháp rút.
Và tấn đại bi kịch đã được nhà văn vẽ ra. Một vùng quê đang yên lành, bỗng chốc chìm ngập trong các cuộc đấu tố, tranh giành, oan khốc, đen tối và đẫm máu…
Thực tế, những bi kịch về cải cách ruộng đất, nếu các tác phẩm văn học nhiều năm qua, vì nhiều lý do, chưa nói đến hoặc nói không đầy đủ thì những dấu ấn nặng nề về những sai lầm và hậu quả xã hội lâu dài của nó đến nay, sau hơn 50 năm, nhiều cá nhân, gia đình vẫn chưa hết nhức nhối. Bởi vậy, bi kịch về những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Ba người khác, với những người quan tâm hoặc hiểu biết về nó, đều đã quen thuộc. Có lẽ cũng biết điều này, để tránh sự “quen thuộc”, nhà văn Tô Hoài đã chọn cách viết tác phẩm từ lời kể của tên tội phạm, khác với những tác giả trước đây, viết với tư thế là nạn nhân, pháp quan, thầy đời v.v…
Và sự lựa chọn này đã khiến Ba người khác ngay lập tức được các nhà phê bình, nhà văn “tài cao, đức trọng”, tôn vinh nhiệt liệt như đón chào ngôi sao rực sáng trên bầu trời văn chương Việt Nam.
Trong Ba người khác, nếu cứ căn theo lời kể của “Tôi”, thì Bối, Cự, Đình thực sự là ba gã bản chất lưu manh theo ba kiểu khác nhau. Khi về địa phương, họ bắt mối và tập hợp quanh mình các “rễ”, “chuỗi” u tối, toàn đui, què, mẻ, sứt, nếu không cũng khùng khùng, điên điên…
Cả ba ông Đội tuy cùng trình độ văn hóa thấp, vẫn đều đủ khôn ranh để biết việc nào đúng, sai, tốt, xấu, lợi, hại, nhưng vì sức ép thành tích, vô trách nhiệm, tham vọng quyền lực cá nhân, ham muốn thỏa mãn dục vọng thấp hèn, biết sai, xấu vẫn làm; biết dối trá, tội ác vẫn “vô tư” lăn xả… gây ra bao nhiêu bi thương, tang tóc cho làng xóm.
Bằng thứ giọng bình thường hóa tội ác, toàn bộ lời kể của Đội Bối, trong Ba người khác, không chỗ nào tỏ ra đau khổ hay sám hối. Không biết khi kể chuyện, Bối đã hết chất lưu manh, dối trá hay chưa, nhưng ở cái xã và các xã đang “thổ cải” thời kỳ ấy, những nơi mà mầm mống nhân tính đã bị chính những người như họ tiêu diệt thì chắc chắn không thể có một ông Đội Bối vô can, và bây giờ lại uốn éo thanh minh rằng mình cũng chỉ là nạn nhân.
Trong Ba người khác, chuyện tình dục tội lỗi được kể bằng thứ ngôn ngữ chính xác, khoái cảm hả hê, tâm đắc. Chỉ với 250 trang sách mỏng, những cảnh hoang dâm, quần dâm diễn ra thường xuyên, mọi lúc mọi nơi: Ba anh Đội: Cự, Bối, Đình thay nhau, nhường nhau làm tình các nữ dân quân, bần cố nông “rễ, chuỗi”: Đơm, Duyên… bất kể ban đêm, ban ngày, trước, sau lúc hội họp, lúc đấu tố; làm tình ngay bụi cây bên đường làng, bên đống rạ trong sân; làm tình cô Đơm trước người mẹ tàn tật, làm tình cô Duyên bên ông bố điếc; Đội Bối quần dâm với nhiều nữ dân quân trong một đêm ở lán gác…
Trong Ba người khác, Đội thấy gái và gái thấy Đội, bất cứ hoàn cảnh nào, cũng như lũ cuồng dâm vồ nhau làm tình, không hề từ tình cảm mà chỉ từ động dục, đổi chác, lợi dụng nhau… giữa làng xã tiêu điều, đói khát, oan khốc, đấu tố tùy tiện. Viết về tình dục và dâm đãng để tạo ra sự rùng rợn về một loài kinh tởm hơn cầm thú và man di mọi rợ chưa từng có trong xã hội loài người, thì Ba người khác quả là “ép phê”.
Nhưng người đọc buộc phải ngờ anh Đội Bối “tố điêu”, vì chắc chắn cái hiện thực hoang dâm hủ bại ngập ngụa trên, chỉ có trong trí tưởng tượng ác độc, vô luân của bọn tố điêu, chứ không thể có ở làng quê Việt Nam bất cứ thời kỳ nào. Cái giỏi của nhà văn lớn Tô Hoài chính là ở chỗ này: Vừa làm cho Ba người khác trở thành tác phẩm ăn khách mà vẫn tiếp tục lột trần Đội Bối, cà cuống chết đến đít còn cay, đã thất bại thảm hại, rơi xuống dưới đáy xã hội mà vẫn nguyên vẹn bản chất dối trá, lưu manh của anh Đội Bối ngày xưa.
Trong Ba người khác, đội phó Bối, kiêm chánh án, không chỉ dùng “nghệ thuật” hoang dâm (vì ngày nay, hoang dâm đang được nhìn nhận là “đổi mới tư duy”) để bình thường hóa tội ác, mà còn trút hết mọi tội ác diễn ra ở xã thời cải cách, lên đầu đội trưởng Cự, một kẻ theo địch, đã chết, chẳng bao giờ có cơ hội viết tự truyện để bào chữa cho mình, đổ tội sang người khác, và nói thêm: Hàng nghìn vụ xử án, kết án oan “kẻ thù giai cấp” hồi đó đều không thể thiếu chữ ký của chánh án Bối. Dưới thần bút của Tô Hoài, có thể nói, Đội Bối là chân dung nhân vật tội đồ hoàn hảo nhất từ trước tới nay trong văn chương Việt Nam.
Song đỉnh điểm cao thâm của nhà văn lớn Tô Hoài trong Ba người khác lại ở chỗ, vừa rút hết vốn sống của người trong cuộc, viết ra loại sự thật đáp ứng được khẩu vị và sự hiếu kỳ, khiến người đọc, nhất là các nhà phê bình đang muốn nổi của nền văn học Việt Nam, phải trầm trồ tâm phục khẩu phục, ông đồng thời vẫn tách bạch được sự thanh cao, thánh thiện bằng giọng văn dưng dửng, biếm biếm, như mình hoàn toàn là người ngoài cuộc, nên cùng lúc, ông cũng được ca ngợi là khách quan, dũng cảm khi dám mổ xẻ, phanh phui đến tận cùng một đề tài nhạy cảm.
Đương nhiên, đọc văn học, phải cố gắng tách tác phẩm ra khỏi những hiểu biết về tác giả, nhiều bậc thầy đã dạy thế, nhưng khi chính tác giả tự ghép mình vào tác phẩm thì tách làm sao được…
Trong Ba người khác, cuối cùng, ba kẻ gây tội ác, cũng phải chịu luật nhân quả, như nhiều chục năm qua, trong dân gian vẫn lan truyền về thân phận hẩm hiu của những kẻ gieo ác trong cải cách ruộng đất: Đội Cự vào Nam, chiêu hồi, bị đặc công ta giết; Đội Đình và vợ con đi ăn mày rồi tha hương vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, tiếp tục đeo đuổi giấc mơ trại Đại Đồng hão huyền; Đội Bối bị vợ con bỏ, bật ra lề hè bơm xe… Bi kịch cải cách ruộng đất ở xã nọ kết thúc có hậu, kèm theo lời giải đáp “đúng hướng” về nguyên nhân đẻ ra sự xáo trộn làng quê kinh hoàng: Đội Cự có vẻ như do địch cài vào, Đội Bối là đảng viên giả mạo, còn Đội Đình, đảng viên thật sự, chỉ có mỗi tội lãng mạn không tưởng.
Nhiều người bảo Ba người khác đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam. Nói như thế là chưa thấy hết tầm cỡ của Tô Hoài, chưa hiểu thế nào là thuật kim thiền thoát xác. Đọc xong Ba người khác, không nhìn ra người thứ tư, một anh Đội Bối B, sau cải cách, sau sửa sai, vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức, hưởng ngập mặt những bổng lộc, quyền lợi, nhờ cải cách ruộng đất, và đến tận cuối đời, chứng khôn ranh vẫn nguyên vẹn, vẫn thu hút được quanh mình đủ loại “chuỗi, rễ” đời mới, là chưa hiểu hết cái sâu xa, cái vô cùng của tác phẩm. TRÚC ANH |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Kính Vạn Hoa (tập 5)
Thứ Sáu, 28/09/2007 Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: | Kính vạn hoa là bộ truyện liên hoàn – độc lập, không cần phải đọc theo thứ tự! | | | Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu với các bạn trẻ khiếm thị – ảnh: Đ.N.T |
Khi biết tin Kính vạn hoa được viết tiếp và sẽ đăng hằng ngày trên Báo Thanh Niên từ ngày 1.10, rất nhiều bạn đọc đã gửi thư, gọi điện về tòa soạn bày tỏ sự háo hức chờ đón tác phẩm này, đồng thời cũng nêu nhiều câu hỏi đối với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bài phỏng vấn này nhằm giải đáp những câu hỏi đó. * Anh có thể cho biết lý do khiến anh quyết định viết tiếp bộ truyện Kính vạn hoa? – Thực ra khi tôi quyết định kết thúc bộ truyện này, các độc giả của tôi không ai đồng tình. Sau 45 tập, các nhân vật trong bộ truyện đã thân thiết với các em đến mức các em không muốn chia tay. Nhưng sau 7 năm ngồi viết ròng rã, tôi cảm thấy mệt mỏi và hứng thú bị giảm sút. Trong thời điểm đó, tôi cần phải viết một tác phẩm khác, với đề tài khác và phong cách khác, để kích thích óc sáng tạo của mình.
* Đó là tác phẩm Chuyện xứ Lang Biang, một bộ truyện về đề tài phù thủy? – Vâng, Chuyện xứ Lang Biang. Sau đó, Tôi là Bêtô, và hiện tôi đang viết gần xong một cuốn truyện khác. * Cách đây 5 năm, anh đã dành hẳn tập 45 để giải thích về sự kết thúc bộ truyện Kính vạn hoa? Thế còn lần này, có tập nào giải thích sự quay lại? – Tập 45 là một tác phẩm hư cấu như 44 tập kia, trong đó pha trộn một phần sự thật và chín phần tưởng tượng. Tôi mượn hình thức “tự truyện” để cho cuốn truyện có vẻ thật mà thôi. Tôi cũng sẽ dùng thủ pháp này để viết tập 46 – nhằm giải thích chuyện tại sao tôi viết tiếp bộ truyện này. Nhưng bạn đọc đừng tin về cách giải thích trong một cuốn truyện nhé. * Thế truyện Người giúp việc khác thường sắp khởi đăng trên Báo Thanh Niên không phải là tập Kính vạn hoa 46? – Không phải. Đó là tập 47. Tập 46 là tập tôi sẽ viết nhưng viết sau những tập khác. * Lần này, anh định viết tất cả là bao nhiêu tập? – Tôi cũng không biết nữa. Điều đó tùy thuộc vào thời gian, sức khỏe, cảm hứng của tôi, và sự đón nhận của bạn đọc. * Anh đã tuyên bố kết thúc rồi lại viết tiếp, điều đó… – Điều đó trên thế giới đã có nhiều tiền lệ. Thậm chí, để chấm dứt loạt sách về thám tử Sherlock Holmes, nhà văn Conan Doyle quyết liệt đến mức cho nhân vật chính của mình rơi luôn xuống vực. Thế nhưng trước yêu cầu của độc giả, còn quyết liệt hơn ông, ông buộc phải viết tiếp loạt sách này bằng cách cho Sherlock Holmes sống lại. * Cảm giác của anh ra sao khi bắt tay viết tiếp bộ truyện này? – Có lẽ giống như cảm giác gặp lại những người thân sau nhiều năm xa cách. Bỡ ngỡ, xúc động, mừng mừng tủi tủi, đó là tâm trạng của tôi khi “gặp lại” Tiểu Long, Quý ròm, Hạnh, Lượm, Tắc Kè Bông… * Anh có gặp khó khăn gì khi viết tiếp Kính vạn hoa? – Có chứ. Tôi phải đọc lại bộ truyện này để “làm quen lại” với không khí, khung cảnh và các nhân vật. Nhưng khó khăn nhất là phải “học lại” cách viết của bộ truyện này. Khi viết Chuyện xứ Lang Biang, tôi đã chọn một cách viết khác. Với Tôi là Bêtô, lại càng khác nữa. Nên bây giờ muốn viết Kính vạn hoa giống như Kính vạn hoa, tôi phải tập lại, nếu không tôi sẽ bị lạc giọng. * Nếu như có bạn đọc nào chưa từng đọc qua những tập Kính vạn hoa trước đây, bây giờ bắt đầu đọc truyện Người giúp việc khác thường trên Báo Thanh Niên thì có theo dõi được câu chuyện không, thưa anh? – Kính vạn hoa là bộ truyện liên hoàn nhưng độc lập. Liên hoàn vì xuyên suốt trong bộ truyện cũng là những nhân vật đó. Còn độc lập vì mỗi tập là một tác phẩm hoàn chỉnh, xây dựng trên một cốt truyện riêng biệt. Độc giả của tôi rất nhiều em đọc Kính vạn hoa không theo thứ tự nào hết, có khi đọc cuốn 38 trước, rồi đọc qua cuốn 7 rồi tới cuốn 25, tóm lại kiếm được tập nào trước thì đọc tập đó nhưng hứng thú vẫn không bị ảnh hưởng. Tập Người giúp việc khác thường này cũng vậy, hoàn toàn không có vấn đề gì với độc giả lần đầu đọc Kính vạn hoa. * Lần này, truyện Kính vạn hoa sẽ có bản dịch tiếng Anh đăng tải song song trên Thanhnien o
Thứ Sáu, 28/09/2007 Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: | Kính vạn hoa là bộ truyện liên hoàn – độc lập, không cần phải đọc theo thứ tự! | | | Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu với các bạn trẻ khiếm thị – ảnh: Đ.N.T |
Khi biết tin Kính vạn hoa được viết tiếp và sẽ đăng hằng ngày trên Báo Thanh Niên từ ngày 1.10, rất nhiều bạn đọc đã gửi thư, gọi điện về tòa soạn bày tỏ sự háo hức chờ đón tác phẩm này, đồng thời cũng nêu nhiều câu hỏi đối với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Bài phỏng vấn này nhằm giải đáp những câu hỏi đó. * Anh có thể cho biết lý do khiến anh quyết định viết tiếp bộ truyện Kính vạn hoa? – Thực ra khi tôi quyết định kết thúc bộ truyện này, các độc giả của tôi không ai đồng tình. Sau 45 tập, các nhân vật trong bộ truyện đã thân thiết với các em đến mức các em không muốn chia tay. Nhưng sau 7 năm ngồi viết ròng rã, tôi cảm thấy mệt mỏi và hứng thú bị giảm sút. Trong thời điểm đó, tôi cần phải viết một tác phẩm khác, với đề tài khác và phong cách khác, để kích thích óc sáng tạo của mình.
* Đó là tác phẩm Chuyện xứ Lang Biang, một bộ truyện về đề tài phù thủy? – Vâng, Chuyện xứ Lang Biang. Sau đó, Tôi là Bêtô, và hiện tôi đang viết gần xong một cuốn truyện khác. * Cách đây 5 năm, anh đã dành hẳn tập 45 để giải thích về sự kết thúc bộ truyện Kính vạn hoa? Thế còn lần này, có tập nào giải thích sự quay lại? – Tập 45 là một tác phẩm hư cấu như 44 tập kia, trong đó pha trộn một phần sự thật và chín phần tưởng tượng. Tôi mượn hình thức “tự truyện” để cho cuốn truyện có vẻ thật mà thôi. Tôi cũng sẽ dùng thủ pháp này để viết tập 46 – nhằm giải thích chuyện tại sao tôi viết tiếp bộ truyện này. Nhưng bạn đọc đừng tin về cách giải thích trong một cuốn truyện nhé. * Thế truyện Người giúp việc khác thường sắp khởi đăng trên Báo Thanh Niên không phải là tập Kính vạn hoa 46? – Không phải. Đó là tập 47. Tập 46 là tập tôi sẽ viết nhưng viết sau những tập khác. * Lần này, anh định viết tất cả là bao nhiêu tập? – Tôi cũng không biết nữa. Điều đó tùy thuộc vào thời gian, sức khỏe, cảm hứng của tôi, và sự đón nhận của bạn đọc. * Anh đã tuyên bố kết thúc rồi lại viết tiếp, điều đó… – Điều đó trên thế giới đã có nhiều tiền lệ. Thậm chí, để chấm dứt loạt sách về thám tử Sherlock Holmes, nhà văn Conan Doyle quyết liệt đến mức cho nhân vật chính của mình rơi luôn xuống vực. Thế nhưng trước yêu cầu của độc giả, còn quyết liệt hơn ông, ông buộc phải viết tiếp loạt sách này bằng cách cho Sherlock Holmes sống lại. * Cảm giác của anh ra sao khi bắt tay viết tiếp bộ truyện này? – Có lẽ giống như cảm giác gặp lại những người thân sau nhiều năm xa cách. Bỡ ngỡ, xúc động, mừng mừng tủi tủi, đó là tâm trạng của tôi khi “gặp lại” Tiểu Long, Quý ròm, Hạnh, Lượm, Tắc Kè Bông… * Anh có gặp khó khăn gì khi viết tiếp Kính vạn hoa? – Có chứ. Tôi phải đọc lại bộ truyện này để “làm quen lại” với không khí, khung cảnh và các nhân vật. Nhưng khó khăn nhất là phải “học lại” cách viết của bộ truyện này. Khi viết Chuyện xứ Lang Biang, tôi đã chọn một cách viết khác. Với Tôi là Bêtô, lại càng khác nữa. Nên bây giờ muốn viết Kính vạn hoa giống như Kính vạn hoa, tôi phải tập lại, nếu không tôi sẽ bị lạc giọng. * Nếu như có bạn đọc nào chưa từng đọc qua những tập Kính vạn hoa trước đây, bây giờ bắt đầu đọc truyện Người giúp việc khác thường trên Báo Thanh Niên thì có theo dõi được câu chuyện không, thưa anh? – Kính vạn hoa là bộ truyện liên hoàn nhưng độc lập. Liên hoàn vì xuyên suốt trong bộ truyện cũng là những nhân vật đó. Còn độc lập vì mỗi tập là một tác phẩm hoàn chỉnh, xây dựng trên một cốt truyện riêng biệt. Độc giả của tôi rất nhiều em đọc Kính vạn hoa không theo thứ tự nào hết, có khi đ
|
|
|