Xem sách hay

7 Kiếp Đàn Bà – Tập Truyện Ngắn

Mua ở đâu?
An Bình Minh

An Bình Minh

7 Kiếp Đàn Bà – Tập Truyện Ngắn:
“Một mình chẳng biết làm gì, đã có lúc anh nảy ý định làm đại lý trong nước cho con gái. Ngày xưa, không có tiền, nhìn cái gì cũng mờ mịt, xoay xoả đến mấy cũng trắng tay. Bây giờ thì ngược lại, trông vào đâu anh cũng thấy đầy triển vọng, có thể kiếm tiền dễ như chơi. Thế là anh để công, nhặt nhạnh thông tin tính chuyện đỡ đần cho con một tay. Ngồi không, ăn lộc của con nó kỳ kỳ sao đó.

Nhưng khi vừa biết ý định của anh, đứa con gái đã phôn ngay về cảnh báo: Bố! Trông vậy, nhưng không dễ đâu. Thương trường là chiến trường đấy. Chiến trường thì tao đã trải – Anh thốt lên đầy tự tin. Vâng. Nhưng đấy là chiến trường súng đạn. Chiến trường này không có súng đạn, song cũng đầy chết chóc. Sức trẻ, vốn dài, học rộng, tài cao, vậy mà vẫn ngã như rạ. Chiến trường của bố ngày xưa không cần phải chuyên nghiệp, mà cần lòng dũng cảm. Một mình với một khẩu súng trong tay có khi thành anh hùng. Còn chiến trường này thì phải chuyên nghiệp; lòng dũng cảm không đủ. Tuổi bố bây giờ mới vào chuyên nghiệp là muộn rồi. Thôi… tội gì. Bố cứ nghĩ ngơi cho khoẻ.”

Mời bạn đón đọc.


7 Kiếp Đàn Bà – Tập Truyện Ngắn
(Thứ Năm, 23/11/2006)

Sách mới của 2 nhà báo

TT – Không hẹn mà gặp, vào giữa tháng 11-2006 có hai nhà báo cùng “trình làng” tác phẩm mới.

Đó là Phạm Thục (báo Sài Gòn Giải Phóng) với tập phóng sự “không đụng hàng”: Interpol Việt Nam – những chiến công (NXB Công An Nhân Dân);

An Bình Minh (tức nhà báo Bùi Bình Thiết – báo Người Lao Động) với tập truyện ngắn có tựa “dữ dội”: Bảy kiếp đàn bà (NXB Thanh Niên).

Tập phóng sự của Phạm Thục do được tiếp cận nhiều nguồn thông tin (như hồ sơ chưa công bố, nhân chứng trong vụ án…) nên những trang viết của chị đầy sức hấp dẫn bởi có nhiều tình tiết mà ta không ngờ đến…

Còn tập truyện của An Bình Minh với 12 truyện ngắn được tác giả thể hiện ở hai đề tài là đời sống gia đình thời @ ký ức thời chiến tranh đã qua. Vì thế khi viết tựa cho tập truyện này, nhà văn Đoàn Thạch Biền gọi là “tập truyện 2 trong 1”.

TÂM NGUYỄN

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


7 Kiếp Đàn Bà – Tập Truyện Ngắn

7 kiếp đàn bà (*) – số phận của muôn đời

(Ngày 25-11-2006)
Từ lâu tôi đã bị “ám thị” rằng những nhà báo viết văn thì văn sẽ có hơi hướng thời sự hóa. An Bình Minh là một nhà báo mà tôi quen gọi với cái tên Bùi Bình Thiết và 7 kiếp đàn bà là tập truyện ngắn của anh.

Vậy một nhà báo viết văn, làm thơ thì có gì lạ? Xin thưa, không có gì lạ. Ở ta, từ rất lâu, những cây bút báo chí có chút máu mê văn chương như là nghiệp dĩ nhiều vô số kể. Trong những sáng tác của họ thấp thoáng hay hiện hình bóng dáng thời sự về những kiếp nhân sinh. Đó là điểm mạnh của nhà báo viết văn. Tính thời sự làm nóng những câu chữ vốn dễ nguội lạnh nếu tách rời chúng khỏi mạch nguồn cuộc sống.

7 kiếp đàn bà chất chứa nhiều dữ kiện thời sự. Bắt đầu bằng thời sự Ma lực đất, chuyện đất nóng (lạnh) cùng với sự vinh hoa hay lụn bại của các gia đình thời đô thị hóa. Con người đang “sốt” vì đất hay đúng hơn đang “sốt” vì nhân tình. Lại vẫn là thời sự trong các truyện Lộc của con, Mắt nai, 7 kiếp đàn bà… Những vấn đề như chồng làm nội trợ thay vợ; ly hôn; hưởng lộc của con khi tuổi già… đang là ziczac của thời hiện đại. An Bình Minh đã lý giải các khúc mắc đời sống bằng tình cảm yêu thương và bằng niềm tin vào số phận. Một người biết tin và yêu thì dù ngang trái thế nào cũng sẽ mỉm cười. Chắc vì thế nên giọng văn của An Bình Minh thật dí dỏm hóa giải mọi tình huống bi kịch.

7 kiếp đàn bà gồm 12 truyện chia làm hai phần. Phần sau An Bình Minh viết về thời anh đi bộ đội, đó là kỷ niệm thời trai mà ai từng trải qua đều không thể quên. Trong phần này, có những truyện là kỷ niệm, có những truyện mượn kỷ niệm nhắc nhớ hôm nay. Thật thích thú khi đọc Nghiệp chướng và Mống cụt dù luật nhân quả, trên lý thuyết, đã nghe quen tai đã nhìn quen mắt. Ngay cả những truyện “hoài cổ” này, An Bình Minh cũng dẫn dắt thời sự vào. Và thời sự của 7 kiếp đàn bà là thời sự của số phận, mà số phận thì muôn đời.

TRẦN HOÀNG NHÂN

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Điệp Viên Hoàn Hảo – Cuộc Đời Hai Mặt Không Thể Tin Được Của Phạm Xuân Ẩn (Phát Hành Ngày 01/10/2007)
(VTV1 Ngày 01/10/2007)
Thiếu tướng tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam Phạm Xuân Ẩn được báo chí Mỹ xếp vào 1 trong 20 điệp viên xuất sắc nhất trong thế kỷ XX. Đã có nhiều cuốn sách, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước đánh giá cao về ông. Giáo sư, tiến sĩ Larry Berman đã viết cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” với một sự kính trọng vị tướng tình báo huyền thoại của Việt Nam. Cuốn “Điệp viên hoàn hảo” do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành và giữ độc quyền tiếng Việt chính thức được phát hành vào ngày 1/10/2007.

Hơn 20.000 bản “Điệp viên hoàn hảo” đã bán hết chỉ sau 4 tháng phát hành. Đây là con số kỷ lục đối với loại sách lịch sử – tiểu sử tại Mỹ. Ngay từ khi mới xuất hiện, cuốn sách đã gây không ít tranh cãi giữa những người đọc. Phe bảo thủ chỉ trích Larry Berman đã ca ngợi quá đáng một người bị xem là kẻ thù của nước Mỹ, rằng tác giả đã xúc phạm tới hơn 50.000 binh lính Mỹ tử nạn trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng nhiều người khác lại khen hết lời rằng, “Điệp viên hoàn hảo” đã lý giải được vì sao Mỹ lại thua trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Mất gần 5 năm để hoàn thành cuốn sách, Larry Berman đã hơn 20 lần đến Việt Nam để gặp cựu tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn (Lần gặp cuối cùng khi vị tướng huyền thoại này chỉ còn thở bằng ôxy và không lâu sau đó thì ông qua đời).

Giáo sư Larry Berman cũng đã tiếp xúc với những hồ sơ, tư liệu, cũng như phỏng vấn bạn bè của ông Ẩn đang sống tại Mỹ, thậm chí phỏng vấn cả những nhân vật từng đứng ở bên kia chiến tuyến. Chính vì thế, cuốn sách đã tạo dựng bức chân dung đa chiều tương đối đầy đủ, khách quan về con người Phạm Xuân Ẩn.

Dưới ngòi bút của Larry Berman, Phạm Xuân Ẩn là một nhà tình báo chân chính. Động cơ cuộc sống của Phạm Xuân Ẩn chính là những mục đích cao cả của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn hoạt động trong mạng lưới tình báo H.63, đơn vị này đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng từ năm 1970 khi miền Nam chưa hoàn toàn giải phóng.

Được tổ chức cử sang Mỹ học chuyên ngành báo chí, về nước Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hãng tin Reuters, sau đó chuyển sang tạp chí Time của Mỹ, Phạm Xuân Ẩn là một nhà báo nổi tiếng tại Sài Gòn những năm trước giải phóng.

Giáo sư tiến sĩ Larry Berman, tác giả cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” cho biết: “Là điệp viên nhưng Phạm Xuân Ẩn luôn tâm niệm trong đầu rằng mình là một nhà báo. Nhà báo chỉ là cái vỏ bọc, nhưng ông đã trở thành một nhà báo đích thực mà vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ tình báo của mình. Ông đã thành công trong suốt cuộc chiến, thành công cho thấy rõ năng lực, trí tuệ và tài năng của ông”.

Dưới vỏ bọc của một nhà báo, Phạm Xuân Ẩn có thể giao du với nhiều đối tượng, trong đó có cả người của CIA, những tướng lĩnh và các nhân vật có thế lực trong chính quyền Sài Gòn. Nhờ những mối quan hệ này mà ông luôn có được những tin tức tình báo quan trọng, kèm theo sự phân tích, đánh giá sắc sảo của ông đã góp phần giúp Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đề ra những quyết sách đúng đắn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Những báo cáo tình báo quan trọng của Phạm Xuân Ẩn chính xác đến mức Đại tướng Võ Nguyên Giáp có lần nói đùa rằng “Giờ đây, chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”.

23 năm trong trận tuyến một mình, chỉ cần một sai lầm nhỏ là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng Phạm Xuân Ẩn chưa một lần bị lộ. Điều này chứng tỏ tài năng và trí tuệ của ông. Luôn sống trong tâm trạng “cá nằm trên thớt”, Phạm Xuân Ẩn từng giao hẹn với vợ rằng, nếu ông có bị bắt, bà không cần đi chạy vạy xin cho ông được tha. Ông luôn mang trong mình một viên thuốc để khi cần có thể tự sát.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Phạm Xuân Ẩn bước ra từ vỏ bọc trở về với cuộc sống đời thường. Nhưng sự trở về ấy không hề đơn giản bởi người đời không phải ai cũng hiểu đúng về công việc thầm lặng của ông. Âu đó cũng là những mất mát, hy sinh mà người chiến sỹ tình báo phải đối mặt.

Nhập vai một cách hoàn hảo tới mức với nhiều người, cựu tình báo Phạm Xuân Ẩn đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Không chỉ hoàn hảo trong 2 cái nghiệp đã vận vào mình là điệp viên và viết báo, Phạm Xuân Ẩn còn hoàn hảo trong con mắt bạn bè và đồng nghiệp. Ông là một trong rất ít những người được cả bạn bè lẫn kẻ thù đều kính trọng.

“Điệp viên hoàn hảo” được viết ra bởi một nhà nghiên cứu nước ngoài, nên cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả còn có chỗ khác biệt với chúng ta do chưa hiểu thật sâu sắc và đầy đủ về lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy đây là công trình nghiên cứu tâm huyết của Larry Berman giúp người đọc hiểu thêm về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Ngoài ra, Giáo sư Larry Berman cũng là tác giả của 3 cuốn sách nổi tiếng mang tính phê phán những chính sách của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam như: “Không có hoà bình, không danh dự: Nisson, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam”, cuốn “Con đường đi đến bế tắc ở Việt Nam” và: “Vạch kế hoạch cho một thảm hoạ: Mỹ hoá cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.

Ngọc Hà

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Trông Lên Rất Đẹp
(VTV1 Ngày 30/09/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?