Dạy con theo phương pháp của Maria Montessori
Ai cũng nói “Tôi yêu con tôi lắm!”, “Tôi làm tất cả là vì con!”; nhưng ẩn sau những mĩ từ đẹp đẽ ấy, còn biết bao trẻ em cảm thấy bất an, khổ tâm, vẫn thèm khát tình yêu của cha mẹ?
Tại:
– Cha mẹ chưa biết cách yêu con hay yêu con chưa đủ?
– Quan niệm “Yêu cho roi cho vọt”, phải dạy con đến nơi đến chốn, không ngừng quản, răn đe và trách phạt con vẫn bám sát quý vị phụ huynh ngay từ những năm tháng đầu đời của con?
Cho con sự “tự do”, là:
– Không quan tâm, bỏ mặc con, con muốn làm gì cũng được?
– Để con buông thả, chiều theo mọi “đòi hỏi” của con?
Cuốn sách kinh điển về giáo dục sớm theo phương pháp Montessori nổi tiếng toàn cầu này sẽ giúp các bậc phụ huynh biết:
• Yêu con, hãy để con được tự do phát triển và tự lập.
• Yêu con, hãy để con có được sự tự tôn trở thành chính mình.
• Yêu con, hãy cho con đầy ắp tinh thần khám phá thế giới.
Đừng biến con thành những đứa trẻ bị “khát tình yêu thương” hay bị “bỏ rơi” ngay trong gia đình; cũng đừng tự biến mình thành những bậc cha mẹ xuẩn ngốc.
***
Cuốn sách đã nhận được rất nhiều sự yêu thích của độc giả:
“Tên của cuốn sách đề cập đến hai khái niệm căn bản trong triết lí giáo dục Montessori, cũng là nền móng để xây dựng ngôi nhà nhân cách con người của một em bé, đó là yêu thương và tự do. Tôi đã không thất vọng. Đây chính là cuốn sách cần cho tất cả mọi người, tất cả những người sống với trẻ em, để họ biết mình đang làm gì, nên làm gì và những việc mình làm sai tác động đến con trẻ như thế nào”.
(Lê Mai Hương, giáo viên Montessori, Casa Hanoi).
“Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi đã được đọc cuốn sách này trước khi con bước vào lứa tuổi đầy nghịch ngợm, thích khám phá thế giới xung quanh. Và tôi đã để cho con tự do vui chơi, tự do khám phá thế giới nhỏ của mình – việc của tôi là luôn dõi theo những trò nghịch ngợm của con và chỉ hỗ trợ cho con khi cần thiết. Con trai tôi đã 4 tuổi và con đã được lớn lên trong sự yêu thương và tự do, rất nhanh nhẹn như nhiều người đánh giá. Chính vì thế mà tôi muốn cảm ơn tác giả của cuốn sách này – nhà giáo Tôn Thụy Tuyết”.
(Độc giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Quảng Nam)
Mời bạn đón đọc.