- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Giới thiệu nội dung
Theo nhà văn Trang Hạ, có thể coi 'Yêu nữ quầy bar' là tác phẩm tiếp nối của 'Xin lỗi em chỉ là con đĩ' (dù khác tác giả), trong đó người con gái phải vật vã với thân phận, nhan sắc và cuộc sống đô thị hỗn loạn.
Tác giả: Mỹ nữ biến đại thụ, thuộc thế hệ 7x của Trung Quốc, năm 1996 học tại Học viện ngoại ngữ thứ 2 Bắc Kinh, từ năm 1999 tới năm 2000, học tại khoa diễn xuất Học viện điện ảnh Bắc Kinh, từng là người dẫn chương trình, ca sĩ, diễn viên…
Giới thiệu tác phẩm:
Cuốn sách miêu tả một câu chuyện tình yêu đẹp và thê lương. Trong bối cảnh xám xịt lại tồn tại một thứ tình cảm chân thành khiến cho tất cả mọi người đều phải động lòng. Chàng trai trí thức Lí Hải Đào đem lòng yêu một cô gái làm việc trong vũ trường tên là Diệp Tử. Diệp Tử có sắc đệp tuyệt trần và một trái tim yếu đuối, bởi vì từng bị tổn thương vì đàn ông nên cô không dễ dàng dành tình cảm cho bất kì ai. Lí Hải Đào đã làm rung động trái tim của Diệp Tử bằng tất cả sự chân thành và các phương pháp tán tỉnh độc đáo của mình. Tuy nhiên, thành kiến xã hội và sự dằn vặt của con người đã khiến cho tình yêu của họ liên tục vấp phải những khó khăn. Bên cạnh đó, Tiểu Ngọc, bạn của Diệp Tử cũng yêu Lí Hải Đào một cách điên cuồng, thế nên đã giở mọi thủ đoạn để chia rẽ hai người. Cuối cùng, Diệp Tử vẫn lựa chọn con đường lặng lẽ ra đi, nhưng Tiểu Ngọc với đủ các âm mưu cuối cùng vẫn không có được tình yêu nên đã tuyệt vọng tự sát.
"Cho em một điếu thuốc" tên gốc của "Yêu nữ quầy bar" là cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh mới được hiệu đính, được tăng thêm phần lời dẫn chuyện là cuốn tiểu thuyết "Ai nói em không còn lựa chọn nào khác" đã lần đầu tiên hé mở những bi kịch mà Diệp Tử đã phải trải qua.
Có thể nói, "Yêu nữ quầy bar" là một tác phẩm nối dài sau "Xin lỗi, em chỉ là con đĩ" mà ở trong đó, người con gái phải vật vã với thân phận, nhan sắc và cuộc sống hỗn loạn của đô thị".
"Câu chuyện tình hiện đại mở ra trong một khung cảnh gai góc và xám úa, một điếu thuốc lập lòe trao nhau trong ánh đèn mị tục, tình yêu của Lý Hải Đào và Diệp Tử chìm trong quá nhiều khúc mắc. Cuốn sách thu hút quá nhiều bạn đọc mới thấy giữa vạn người là một tiếng nói chung, và "đĩ" chỉ là một cái cớ, vì tôi cũng như cô nhân vật chính, đều đã từng hạnh phúc vì yêu, bẽ bàng vì yêu và rồi vẫn không ngừng yêu."
Mời bạn đón đọc.
Yêu nữ quầy bar
‘Cho tôi một điếu thuốc’ là câu đầu tiên em nói với tôi. Trước câu nói này, chúng tôi chỉ là những người xa lạ khi chạm mặt trên đường. Có phải em là tất cả của đời tôi, là mục đích sống của đời tôi không mà sao cứ mỗi khi xa em, tôi lại thấy mình như đi lệch hướng? Mỗi khi bên em, tôi cố gắng đi đúng đường, cố gắng bám lấy đúng mục tiêu – là em.
Nếu ai từng đọc Yêu nữ quầy bar, sẽ choáng ngợp bởi khung cảnh tình tứ của các nhân vật trong truyện. Nhưng đừng quên rằng cái gì cũng có giá của nó – đằng sau những màn tình cảm lãng mạn hay những lời nói ngọt ngào trong truyện chất chứa một chữ "cay". Đây là câu chuyện tình cay đắng mà bất kỳ ai đọc cũng cảm thấy xót xa cho tất cả các số phận trong truyện, đặc biệt là Diệp Tử và Lý Hải Đào.
Nếu có ai đó bảo rằng chỉ cần có tình yêu là có tất cả thì chắc hẳn sau khi đọc xong Yêu nữ quầy bar, họ sẽ phải nhìn nhận lại. Tình yêu hiện tại đôi khi không phải là tất cả. "Lửa thử vàng" thì tình yêu cần có thời gian thử thách. Diệp Tử và Hải Đào có thể nói là yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, yêu đến si mê nhưng liệu đó có phải là tất cả không?
Giá như Diệp Tử không phải là gái bán hoa, giá như cô không quá hận đời với mối tình trước đến độ không còn chút tin tưởng nào vào một mối quan hệ lâu bền. Giá như Hải Đào không phải là một chàng trai có được cả cái mã và cái tài. Giá như anh không mắc phải cửa ải mỹ nhân bởi những người con gái khác mỗi khi giận hờn Diệp Tử… thì có lẽ Yêu nữ quầy bar đã trở thành câu chuyện cô bé Lọ Lem tìm được hạnh phúc của mình và câu nói "Ở hiền gặp lành" đã là một chân lý không cần chứng minh.
Tôi còn nhớ nhất trong truyện khi Diệp Tử quyết định sang Singapore kết hôn với một đại gia, bỏ lại Hải Đào quằn quại trong đau khổ. Với suy nghĩ "Nếu như không lấy được người mình yêu nhất thì lấy ai cũng vậy…", Hải Đào đã quyết định kết hôn với Tiểu Lâm – một đồng nghiệp của mình rồi lầm tưởng rằng Diệp Tử đã maãi chỉ chìm trong dĩ vãng. Nhưng trớ trêu thay, đến giờ phút cuối cùng, khi cả Diệp Tử và Hải Đào nhận ra tình cảm thật của mình thì cũng là lúc hai người mang tới nỗi đau cho Tiểu Lâm.
Tiểu Lâm quyết định đi du học bởi nếu cứ kết hôn với Hải Đào, cả ba cùng tổn thương. Cô đã thốt lên ba tiếng trong đau khổ "Em rút lui". Trước lúc ra đi, Tiểu Lâm đã nói với Diệp Tử: "Thật sự chính tôi cũng không biết ai trong hai ta mới là người thứ ba?". Câu hỏi đã gợi nhiều suy nghĩ trong tôi, phải chăng chính Hải Đào mới là người phải chịu trách nhiệm cho tất cả sự đau khổ ấy? Và rồi cho dù Tiểu Lâm rút lui lần này thì có ai dám chắc rằng không còn một Tiểu Lâm nữa phải ra đi?
Câu chuyện cứ tiếp diễn như vậy, hai người họ yêu nhau nhưng tình yêu của họ luôn bị thử thách bởi người thứ ba hoặc bị những ghen tuông, hiểu lầm khiến họ phải chia ly… Như chiếc chun cao su, căng ra rồi về lại vị trí cũ, bình yên nhưng liệu chiếc chun ấy có mãi chịu nổi sự "kéo cưa dày vò" để tìm lại vị trí của mình hay không?
"Giọt nước làm tràn ly", liệu rằng tình yêu khi bị thử thách quá nhiều lần và hai người phải chịu nhiều hiểu lầm thì họ có sống hạnh phúc bên nhau dù tình yêu vẫn còn hay không? Đó chắc hẳn sẽ mãi là câu hỏi của mỗi người khi yêu.
Thanh Thủy.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn