Hầu hết các cha mẹ luôn gặp khó khăn khi đặt ra các quy tắc sử dụng thiết bị thông minh cho con trong gia đình. Họ dần chứng kiến những hệ lụy ở con cái mình khi thường xuyên sử dụng thiết bị thông minh, nhưng bối rối không biết nên làm thế nào và giải quyết ra sao. Thời gian rảnh ngày xưa gia đình có thể ngồi quây quần bên nhau cùng tương tác với nhau, thì nay mỗi người đều có cuộc sống riêng trong chính thiết bị thông minh họ sử dụng. Gia đình trở nên xa cách, các thành viên đều không có kết nối, bọn trẻ thiếu các kĩ năng xã hội cần thiết… tất cả gióng lên hồi chuông khiến cha mẹ cảnh tỉnh. Họ cần làm gì đó để thay đổi cục diện.
Xây dựng kỹ năng xã hội cho trẻ trong thời đại số là một cuốn sách cần thiết cho cha mẹ có con là trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên sống trong thời đại số. Cuốn sách hướng dẫn các cha mẹ lấy lại quyền làm chủ trong gia đình, nơi đang bị công nghệ chi phối, giúp các cha mẹ hiểu được điểm ưu và điểm hại của việc sử dụng các thiết bị thông minh thay vì chống lại toàn bộ thiết bị màn hình hay cấm sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi, cuốn sách hướng dẫn cách sử dụng cac thiết bị số một cách thông minh, lành mạnh, hiệu quả và có lợi cho sự phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng trong các mối quan hệ của trẻ. Từ đó, các cha mẹ sẽ biết cách đưa ra những quy tắc sử dụng hiệu quả trong chính gia đình mình, đồng thời cũng hiểu rõ kỹ năng xã hội quan trọng như thế nào cho con cái.
Qua cuốn sách, các cha mẹ sẽ học cách dạy 5 kỹ năng A+ cho trẻ: trong tình cảm, sự trân trọng, quản lý sự tức giận và tập trung chú ý. Các tác giả hướng dẫn những kế hoạch để gia đình xích lại gần nhau hơn thông qua những thiết bị kỹ thuật số với các công cụ:
– Cách thay thế thời gian sử dụng các thiết bị màn hình một cách vô nghĩa với thời gian có ý nghĩa dành cho gia đình.
– Cách thiết lập những cân bằng, những giới hạn, ranh giới đơn giản, lành mạnh cho việc sử dụng thiết bị màn hình.
– Các cách thực sự hữu dụng để giúp cả gia đình để sử dụng thiết bị màn hình thật thông minh.
– Cách trang bị cho con những kỹ năng xã hội quan trọng trong thế giới kỹ thuật số
Dù cho thiết bị thông minh có thông minh tới cỡ nào, thì trí tò mò bản năng của trẻ chỉ có thể được khai phá bởi những bậc cha mẹ ân cần và chu đáo, đặc biệt giúp con hiểu thế giới quan của mình.
Trích đoạn:
Hành trình trở về tổ ấm
Liệu công nghệ có kết nối gia đình bạn lại gần nhau hơn, hay công nghệ chỉ đẩy các thành viên trong gia đình thêm xa cách?
Joseph và Amanda có ba đứa con, đứa 2 tuổi, 6 tuổi và 10 tuổi. Bọn trẻ chơi trò chơi điện tử và xem phim, ti-vi suốt cả ngày, ngoại trừ thời gian đến trường. Joseph và Amanda lo lắng về lượng thời gian chúng ngồi trước màn hình, nhưng lại cảm thấy bất lực trong việc thay đổi thực tại.
“Chúng tôi không biết phải làm gì,” Joseph nói. “Chúng tôi đã đề ra những nguyên tắc nhưng vẫn không thể giữ các
con tránh xa các thiết bị thông minh.” Bạn có thấy những cha mẹ thiếu lòng dũng cảm như thế này quen không? Có thể bạn vừa cố gắng giới hạn thời gian sử dụng thiết bị thông minh cho bọn trẻ trong thời gian qua, nhưng vẫn không đem lại hiệu quả. Chúng tôi đã nghe hàng trăm bậc cha mẹ bày tỏ sự thất vọng khi áp dụng các nguyên tắc về sử dụng thiết bị thông minh: “Chúng tôi không thể đặt ra được nguyên tắc nào cả. Vì có đặt thì bọn trẻ vẫn xem ti-vi và chơi điện tử rất nhiều.” “Những quy tắc về thời gian sử dụng thiết bị thông minh không được chỉ rõ; chúng chỉ được ngầm hiểu nên không có tác dụng.” “Tôi hối tiếc vì đã không đưa ra những nguyên tắc bởi vì con trai tôi đã bỏ lỡ việc tương tác trực diện với mọi người. Thằng bé 20 tuổi và hoàn toàn mải mê với chiếc máy tính.” Bạn muốn đứa con đang ở độ tuổi vị thành niên của mình có tất cả các kỹ năng cần thiết để thành công trong các mối quan hệ. Điện thoại hay máy tính bảng không thể giúp con bạn phát triển được kỹ năng xã hội. Không có ứng dụng hay trò chơi nào có thể thay thế được sự tương tác giữa con người với nhau. Kỹ năng xã hội phải được thực hành trong đời sống thực tế, bắt đầu từ mỗi đứa trẻ trong gia đình. Đứa trẻ có kỹ năng xã hội tức là nói chuyện được với mọi người và cũng giống như mọi người. Chúng sẽ biết cách kết nối với người khác và hào hứng tham gia các hoạt động với bạn bè và các thành viên trong gia đình. Biết tương tác xã hội không đơn giản chỉ là biết tương tác nhỏ trong quán café, mà là biết tương tác với mọi người bằng mắt, đối thoại và đồng cảm. Nơi lý tưởng để một đứa trẻ học được bài học kết nối là nhà của chúng, nơi mà bố mẹ yêu thương nhau tạo ra hình mẫu lý tưởng cho một mối quan hệ lành mạnh.
[…]Một đứa trẻ xuất sắc
Khi đứa trẻ đến trường, đâu là chỉ số đo lường thành công cao nhất? Một phiếu báo cáo kết quả với điểm số xuất sắc chăng? Mặc dù kết quả học tập có thể là một tiêu chí đánh giá, nhưng vẫn có những điều quan trọng hơn. Đó là bọn trẻ muốn trở thành một người như thế nào?
Hơn cả những điểm số xuất sắc, chính tư chất đạo đức mới dự đoán sự thành công của một đứa trẻ khi nó trưởng thành.
Bọn trẻ biết rất nhiều thể loại trò chơi điện tử, hoạt hình và ứng dụng mới nhất. Nhưng chúng thiếu những lời răn dạy về đạo đức. Đức hạnh chính là ám chỉ tới các cách ứng xử theo chuẩn mực đạo đức cao. Trách nhiệm. Lòng trắc ẩn. Sự bền bỉ. Niềm tin. Không có ứng dụng đức hạnh nào bạn có thể tải được vào trái tim và tâm trí của trẻ. Đứa trẻ sẽ được học và tiếp thu đức hạnh khi quan sát và lắng nghe cha mẹ nói chuyện về những gì đúng và những gì sai. Đừng bắt con dồn hết nỗ lực vào kết quả điểm số xuất sắc, mà hãy ưu tiên để con theo đuổi kỹ năng kết nối xuất sắc trong môi trường giáo dục gia đình.
[…]Lấp đầy bể nước yêu thương
Mỗi đứa trẻ có một bể chứa cảm xúc, nơi sức mạnh tình cảm có thể đẩy nó qua những ngày đầy thử thách từ thời thơ ấu và niên thiếu. Cũng giống như những chiếc xe ô tô được đổ đầy từ bể xăng, con cái của chúng ta được tiếp nhiên liệu từ bể cảm xúc của mình. Là cha mẹ, chúng ta phải lấp đầy bể cảm xúc ấy với rất nhiều tình cảm mà chúng cần để phát triển khỏe mạnh và mạnh mẽ. Việc tiêu tốn hai giờ vào một trò chơi điện tử sẽ không thể đổ thêm nhiên liệu vào bể yêu thương của một đứa trẻ.
Có tất cả năm cách mà mọi người nói chuyện và hiểu được cảm xúc. Đó là những va chạm thân thể, lời khẳng định, thời gian quý giá, quà tặng và hành vi phục vụ. Nếu bạn có vài đứa con trong gia đình, rất có thể chúng nói các ngôn ngữ khác nhau, giống như hầu hết các trẻ em đều có tính cách khác nhau, thì chúng cũng có thể muốn nghe thấy các ngôn ngữ yêu thương khác nhau. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về các ngôn ngữ tình yêu và thời gian dùng thiết bị màn hình điện tử trong Chương 10. Trẻ nhỏ không tinh tế trong việc đòi hỏi tình yêu của chúng ta. Tôi (Arlene) nghĩ từ ưa thích của Lucy bé nhỏ nhà tôi là Ôm ấp! Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy lúng túng khi được đặt trên đùi của bạn, gây ồn ào, và đôi khi hành động bất hợp lý chỉ để có được tình cảm của bạn. Khi chúng ta nhận ra bọn trẻ thực sự muốn chúng ta dành nhiều thời gian cho chúng, ôm chúng vào lòng, và làm gương cho chúng về hành vi ứng xử, chúng ta phải ghi nhớ rằng chúng ta có trách nhiệm vô cùng quý giá làm đầy thêm bể yêu thương. Những đứa trẻ lớn hơn thường không nũng nịu như những đứa trẻ nhỏ hơn, nhưng chúng cũng cần một sự tác động tương ứng quan trọng không kém. Đặc biệt trong việc chống lại những ảnh hưởng của các thiết bị thông minh, bọn trẻ cần thực sự cảm nhận được tình yêu thương và tầm ảnh hưởng. Nếu không, những cám dỗ nhằm tìm kiếm sự ảnh hưởng bị đặt nhầm chỗ sẽ trở nên quá mạnh. Với sự hướng dẫn của chúng ta, đứa trẻ có thể học cách cho và nhận tầm ảnh hưởng theo cách Chúa đã an bài, dựa trên mối quan hệ lành mạnh.
[…]Cửa sổ tâm hồn
Khi bạn nhìn vào đôi mắt của một người, bạn có cảm giác như mình đang nhìn sâu vào tâm hồn người đó. Thị lực là một món quà quý giá. Những người khiếm thị sẽ nói cho bạn biết món quà đó quý giá tới cỡ nào. Lần sau khi bạn ở cùng con, hãy thử nhìn vào cánh tay hoặc chân của con trong khi bạn đang nói chuyện với con. Sau đó, bạn chú ý vào khuôn mặt của con và nhìn vào mắt con. Bạn có thấy sự khác biệt? Bạn có thể sử dụng bài tập này để minh họa các giá trị của việc giao tiếp bằng mắt với con.
Giao tiếp bằng mắt thường được coi là phép lịch sự thông thường. Bây giờ hãy tách con cái khỏi những người khác nếu bạn muốn chúng học kỹ năng cơ bản này. Cha mẹ và con cái nhìn vào mắt nhau sẽ trải nghiệm loại hình giao tiếp sâu sắc nhất. Chúng ta có thể nói chuyện qua căn phòng hoặc qua đại sảnh. Chúng ta có thể nói chuyện lớn tiếng từ phòng này sang phòng khác. Nhưng bạn tạo ra nhiều kết nối sâu sắc hơn khi bạn đối thoại trực tiếp và nhìn vào mắt nhau. Giao tiếp bằng mắt làm tăng thêm cả những kết nối về xúc giác và cảm xúc Chúng ta đang nói về những người nhìn chằm chằm vào mắt của nhau trong nhiều giờ khi họ đang yêu. Những người chồng và người vợ nên tiếp tục nhìn vào mắt nhau thật lâu sau lễ cưới. Điều này cũng đúng đối với trẻ em và phụ huynh. Đó là cách lành mạnh để con quan sát xem cha mẹ mình giao tiếp bằng mắt với nhau, ôm ấp, hôn nhau và nắm tay nhau.
Nó mang lại sự an toàn cho một đứa trẻ khi cha mẹ tình cảm với nhau. Có điều gì đó sẽ khiến bạn giao tiếp với một đứa trẻ hiệu quả hơn nhờ nhắn tin hay nói chuyện qua điện thoại. Những điều giống như “Mẹ đỗ xe ngay lối vào chính” và “Mẹ đang trên đường” có thể sẽ đúng lúc và hữu ích. Bạn không thể nhìn một đứa trẻ bằng đôi mắt của mình chỉ với một tin nhắn. Bạn không thể ôm một đứa trẻ thông qua điện thoại di động. Bạn không có thể hướng dẫn một đứa trẻ trong một bài viết xã hội dài 140 ký tự. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của trẻ. Hãy nhìn vào chúng thường xuyên, và đừng vội vàng để có được điều tiếp theo trong kế hoạch của mình. Chỉ cần kéo dài trong vài giây, ánh mắt có thể tạo nên một sự khác biệt lớn trong mức độ tình cảm con cảm thấy từ bạn.
Mời bạn đón đọc.