Xem sách hay

Vỡ Tổ

Mua ở đâu?
Rabindranath Tagore

Rabindranath Tagore (1861 – 1941)Đông Tây đề huề là một trong những đề tài chính yếu của các văn phẩm của ông. Tagore lên án chủ nghĩa quốc gia thường hay đi đến chỗ cực đoan và trở thành một thứ “tôn sùng ác quỷ”; ông hô hào tinh thần hợp tác giữa mọi chủng tộc …

Bối cảnh của Vỡ Tổ (The Broken Nest) là một ngôi nhà chung của nhiều gia đình, tương tự với ngôi nhà mà ở đó Tagore đã lớn lên. Ông biết tất cả những cái hay cái dở của kiểu nhà như thế, bao gồm nhiều nhánh của một gia tộc sống dưới một mái nhà, dưới quyền hành và sự bảo trợ của người cha hoặc người anh cả. Hệ thống này có vẻ cổ lỗ và tỏ ra khó đứng vững trong một thời đại thành thị hóa nhanh chóng, nhưng trong thế kỉ 19, nó giúp củng cố cơ cấu xã hội và thường cách xa điểm tan vỡ khi thực dân phương Tây đổ vào Ấn Độ qua ngả Bengal. Các gia đình duy trì những kiểu nhà như thế nhằm tìm kiếm một sự an toàn thật sự, cả về tài chính và tâm lí.

Vỡ Tổ là một bi kịch gia đình, nhưng hiện thực chính trị bao trùm lên toàn bộ câu chuyện. Ngay ở câu thứ hai, Tagore đã ám chỉ một cách hóm hỉnh thực tế này khi ông nhận xét rằng Bhupati không phải làm việc để kiếm sống vì anh có nhiều tiền và vì anh sống ở một xứ nóng. Có lẽ những người sống ở xứ nóng sống được vì dễ dàng nhặt quả chín từ những cái cây gần nhất, nhưng phía sau đó mỉa mai, nhắc nhở đến việc hành nghề báo chí của Bhupati có tham dự vào chính trị, cho thấy bầu không khí chính trị của Ấn Độ cũng nóng như khí hậu vậy.

…Câu chuyện dường như là một âm mưu làm xói mòn hòn đá tảng trên đó thiết lập xã hội Bengal: gia đình. Vào năm 1901, những bất đồng về lối sống hiện đại đã chia lìa nhiều gia đình Bengal. Tagore để ngỏ cái kết câu chuyện làm nhiều độc giả hoang mang và phẫn nộ, vì ông cho thấy quá rõ rằng nếu có cách nào đó để sửa chữa cái tổ bị vỡ, thì Charu và Bhupati (và, nói rộng ra, cái xã hội mà trong đó họ sống) không biết cách nào tìm ra nó.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?