<IMG class=lImage o
(Thứ Sáu, 29/06/2007) Một ngọn lửa đáng giá… (Tiểu thuyết Vô hồn của Sergei Minaev, Nhật An và Trương Hồng Hạnh dịch, NXB Trẻ) TT – Vũ trường, hộp đêm, rượu bia, ma túy, những “telki” (*) trơ trẽn, những sếp tập đoàn đa quốc gia bóc lột và hợm hĩnh… Một thế giới ứ đặc chán chường trong Vô hồn, nơi những dòng độc thoại chảy miên man của nhân vật chính không tên cũng ngổn ngang và mệt mỏi. Hình như chẳng có một niềm tin nào, cho dù là niềm tin vào người mình tin yêu nhất. Hình như chẳng còn một lẽ sống nào, cho dù là lẽ sống đơn giản nhất. Những con người xác ướp, những bóng ma vật vờ, thủ đoạn kiếm tiền ban ngày, thác loạn đốt tiền về đêm. Cuộc sống vô hồn trôi. Thế hệ trung lưu của nước Nga, những con người sinh ra sau những năm đầu thập niên 1970, khi “cuộc sống đã dễ thở hơn” được Sergei Minaev mô tả như những con người bị truyền thông và quảng cáo mã hóa. “Họ phá hủy những thánh đường nhưng chưa tìm được chúa trời của mình”. Đánh mất linh hồn trong cuộc tiếp nhận chủ nghĩa tư bản mù quáng, họ sống vật vờ trong khói cocain và buông trôi luôn những tháng năm tuổi trẻ của mình.
| Sergey Minaev sinh ngày 25-1-1975, là một tên tuổi hoàn toàn mới trên văn đàn Nga |
Theo nhà phê bình Dmitri Bavilski, “đã lâu rồi văn học hiện đại Nga chưa có một nhân vật được thấu hiểu sâu sắc đến như thế”. Giám đốc sáng tạo của chuỗi nhà sách Bookery thì nhận định “Vô hồn đã mang trở lại cho giới trẻ Nga tình yêu văn học”. Nhiều nhà phê bình văn học đã so sánh Vô hồn với tác phẩm Người anh hùng thời đại của Mikhail Lermontov. |
Sergei Minaev đã viết về một thế hệ trung lưu như thế của nước Nga hiện đại. Bằng những mô tả chi tiết nhất về vòng tuần hoàn cuộc sống của họ, gói gọn trong thế giới của tập đoàn, hội họp, những áp phe móc nối từ hộp đêm, những cuộc chat vô bổ trong “thùng rác Internet” và những đêm thác loạn… Nhưng hình như không chỉ vậy. Đâu đó vẫn còn le lói một đốm lửa, những khoảnh khắc thức tỉnh của một con người. Đó là khi nhân vật – người hùng không tên – bật khóc chỉ vì một lời ra giá trơ trẽn của một telki qua đường. Khi nỗi ghen tuông vu vơ bùng cháy thành cơn tỉnh thức, đớn đau và hối hận. Người hùng tự vấn chính mình, từ một quá khứ của những Pavel Korchagin sao lại biến thành các nô dịch thời nay? Chưa hoàn toàn là “xác ướp”, nhân vật cố nhận chân giá trị những vấn đề lớn nhất ở mỗi con người: tình yêu, tình bạn, danh dự, nghĩa vụ, sự phản bội, các nguyên tắc sống… Nhân vật xoay xở để thay đổi cuộc sống không hồn quanh mình, nhưng lại bị chính sự vô hồn đó làm cho khô cứng, cho tới khi anh ta bị đặt trước một quyết định. Phút giây đối mặt với quyết định đó là lúc một ngọn lửa có thể được nhen lên. Tác giả Sergei Minaev trong một lần trao đổi với Tuổi Trẻ, từng nói: “Vẫn còn một ngọn lửa. Vấn đề là mở mắt và tìm kiếm. Đôi khi rất khó, nhưng hãy tin tôi đi, ngọn lửa đó rất đáng giá”. Vô hồn – chuyện về một người không chân chính có lẽ vì thế trở thành best-seller, khi đề cập đến vấn đề thời sự nhất của một xã hội chuyển đổi. Riêng xã hội Nga, với bề dày văn hóa, cuộc chuyển đổi càng khắc nghiệt hơn, đau đớn hơn. Ngôn ngữ của Vô hồn hiện đại, nhiều tiếng lóng của giới ăn chơi, đôi khi dung tục và giễu cợt cay độc, như chính tác giả từng nhìn nhận, bởi đó “không phải là nước Nga của Turgenev”. Một cửa sổ để nhìn thấu tâm hồn của giới trẻ thời thượng Nga thập niên 1980 và 1990. PHAN XUÂN LOAN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Vô Hồn – Chuyện Về Một Người Không Chân Chính
(Ngày 04.07.2007) |
| | Hội chứng rỗng hoá tâm hồn! Một cuốn sách cuốn hút không vì thủ pháp văn chương mới mẻ mà bởi sự trải nghiệm và thái độ phản biện lại tâm lý đám đông phù phiếm rửng mỡ – môi trường đã sinh ra nó… Nước Nga cũ của lý tưởng “thép đã tôi” Paven, của những sử thi trong chiến tranh được thay bằng nước Nga của “tự do và thịnh vượng” gần như cứu cánh, thức thời. Nó như một tiếng kêu cứu của cái gọi là tâm hồn Nga, lý tưởng Nga giữa thời đại toàn cầu, khi đầu cân nhân văn, tư tưởng bị hắt ra, bỏ quên khỏi đời sống ồ ạt giàu có vật dục, tưởng chừng văn minh. Miska, Misa, Nadia… những chân dung trẻ “trôi nổi” trên trang sách như những tiêu biểu của thế hệ 7X thụ hưởng và trống rỗng, khánh kiệt niềm tin vào tương lai mình. Cuộc sống nhân viên văn phòng ban ngày uể oải, lọc lừa, phe cánh triệt hạ nhau, đêm lại chứng tỏ “sành điệu” đắm mình vào các quầy bar thác loạn với sex, rượu ngoại; những ổ chứa gái cao cấp ở Moskow hay Piter luôn đầy những VIP trơ tráo thác loạn và đến cả những trò “tự PR” láo toét hoang tưởng trên thế giới ảo internet… là không gian chính của cuốn sách. Một cô gái có thể qua đêm với bạn nếu cô ấy thích chiếc đồng hồ hàng hiệu trên tay bạn; một đại diện công ty nước ngoài có thể bòn rút ngân sách công ty, bất chấp đạo lý kinh doanh để chi vào những chai rượu ngoại và sex, nhà hàng, vũ trường… – Một cuộc quẫy đạp hiện sinh để khoả lấp sự khủng hoảng, mù quáng, rỗng hoá từ bên trong? Giữa những cơn say và sự truỵ lạc, “tôi” – một giám đốc marketing cho công ty nước ngoài (người luôn đứng trung tâm để dẫn chuyện) không ít lần tự vấn: “Các bạn có hiểu là chúng ta đang lăn đi đâu không?”. Và đây là câu trả lời cho những cú trượt dài khủng hoảng khó giải: “Những thần tượng già nua, cũ kỹ thế hệ trước sụp đổ dưới đất và nát vụn dưới chân ta, còn những thần tượng mới thì chúng ta chưa kịp nặn”. Vô hồn – không lý tưởng dễ đồng nghĩa với “không chân chính”. Sergey Minaev đau cho vấn nạn thế hệ mình, một “thế hệ với sự khởi đầu rực rỡ biết bao nhưng cuộc sống của họ lại uổng phí biết nhường nào…”. Bút pháp kết hợp tính “thực” của tự truyện và tính hư cấu của tiểu thuyết – một kiểu “bán tư liệu” về đời sống đầy sống động, hấp dẫn khiến đôi lúc dừng trang sách, chúng ta cảm thấy giật mình, thắt ngực! Bạn đọc Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận và nhận được sự chia sẻ đồng cảm từ không khí, “hội chứng” lẫn sự phản biện, phản tỉnh từ cuốn sách này. Nguyễn Vĩnh Nguyên |
(Ngày 04.07.2007) |
| | Hội chứng rỗng hoá tâm hồn! Một cuốn sách cuốn hút không vì thủ pháp văn chương mới mẻ mà bởi sự trải nghiệm và thái độ phản biện lại tâm lý đám đông phù phiếm rửng mỡ – môi trường đã sinh ra nó… Nước Nga cũ của lý tưởng “thép đã tôi” Paven, của những sử thi trong chiến tranh được thay bằng nước Nga của “tự do và thịnh vượng” gần như cứu cánh, thức thời. Nó như một tiếng kêu cứu của cái gọi là tâm hồn Nga, lý tưởng Nga giữa thời đại toàn cầu, khi đầu cân nhân văn, tư tưởng bị hắt ra, bỏ quên khỏi đời sống ồ ạt giàu có vật dục, tưởng chừng văn minh. Miska, Misa, Nadia… những chân dung trẻ “trôi nổi” trên trang sách như những tiêu biểu của thế hệ 7X thụ hưởng và trống rỗng, khánh kiệt niềm tin vào tương lai mình. Cuộc sống nhân viên văn phòng ban ngày uể oải, lọc lừa, phe cánh triệt hạ nhau, đêm lại chứng tỏ “sành điệu” đắm mình vào các quầy bar thác loạn với sex, rượu ngoại; những ổ chứa gái cao cấp ở Moskow hay Piter luôn đầy những VIP trơ tráo thác loạn và đến cả những trò “tự PR” láo toét hoang tưởng trên thế giới ảo internet… là không gian chính của cuốn sách. Một cô gái có thể qua đêm với bạn nếu cô ấy thích chiếc đồng hồ hàng hiệu trên tay bạn; một đại diện công ty nước ngoài có thể bòn rút ngân sách công ty, bất chấp đạo lý kinh doanh để chi vào những chai rượu ngoại và sex, nhà hàng, vũ trường… – Một cuộc quẫy đạp hiện sinh để khoả lấp sự khủng hoảng, mù quáng, rỗng hoá từ bên trong? Giữa những cơn say và sự truỵ lạc, “tôi” – một giám đốc marketing cho công ty nước ngoài (người luôn đứng trung tâm để dẫn chuyện) không ít lần tự vấn: “Các bạn có hiểu là chúng ta đang lăn đi đâu không?”. Và đây là câu trả lời cho những cú trượt dài khủng hoảng khó giải: “Những thần tượng già nua, cũ kỹ thế hệ trước sụp đổ dưới đất và nát vụn dưới chân ta, còn những thần tượng mới thì chúng ta chưa kịp nặn”. Vô hồn – không lý tưởng dễ đồng nghĩa với “không chân chính”. Sergey Minaev đau cho vấn nạn thế hệ mình, một “thế hệ với sự khởi đầu rực rỡ biết bao nhưng cuộc sống của họ lại uổng phí biết nhường nào…”. Bút pháp kết hợp tính “thực” của tự truyện và tính hư cấu của tiểu thuyết – một kiểu “bán tư liệu” về đời sống đầy sống động, hấp dẫn khiến đôi lúc dừng trang sách, chúng ta cảm thấy giật mình, thắt ngực! Bạn đọc Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận và nhận được sự chia sẻ đồng cảm từ không khí, “hội chứng” lẫn sự phản biện, phản tỉnh từ cuốn sách này. Nguyễn Vĩnh Nguyên |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Vô Hồn – Chuyện Về Một Người Không Chân Chính
Hoang phí như kẻ vô hồn | Ngày 25/07/2007
| | Không phải văn chương, cũng không phải do xuất thân của tác giả, doanh nhân kiêm nhà báo Sergey Minaev, mà chính những hiện thực tàn nhẫn của nước Nga đầu thế kỷ 21 buộc người ta phải đọc tập sách này. Giống như tự truyện với nhân vật xưng Tôi, câu chuyện bắt đầu từ một quán cà phê thời thượng của Moskva, nơi “có rất nhiều gái điếm giả nai đóng vai những thiếu nữ thủ đô ngây thơ ngơ ngác và vô số các con nhà lành thủ đô không hiểu tại sao lại thích giả điếm”. Những nhân vật trong sách chỉ quan tâm đến các tạp chí, rượu, xe hơi xịn, cửa hàng thời trang cao cấp, nhà hàng, quán bar, vũ trường, văn hóa DJ, performance, tivi, và cuối cùng là tình dục, thứ tình dục thừa cặn sau một ngày đắm chìm trong men rượu và ma túy. Tôi chỉ mới hai chín tuổi, đã bốn năm là giám đốc kinh doanh của một công ty kinh doanh đồ hộp Pháp vào Nga, một công ty ra đời bởi những người “một đêm có thể nướng hết hai nghìn đô nhưng hôm sau lại có thể kiếm ra năm nghìn mà chẳng biết tại sao”. “Với mức lương ngất ngưởng và tiền thưởng hàng năm hậu hĩnh” nhưng Tôi lại có cái nhìn hết sức cay độc: giám đốc kinh doanh “là một biến thể hiện đại của loại điếm cao cấp, vừa phải chiều chuộng đám chủ luôn yêu cầu doanh số quá cao, vừa phải làm hài lòng nhân viên cấp dưới…”. Với tâm thế như vậy, Tôi vừa tham gia tích cực vào mọi hoạt động hưởng lạc của “nhóm” mình: “một cõi đầy ắp khoái cảm nhục dục với đám gái làng chơi, với thứ nước giải sầu cay cay, với thứ ma túy phiêu linh và nhạc dậm dật chốn vũ trường” lại vừa âm thầm phỉ nhổ nguyền rủa chúng. Mỗi thành viên như Tôi đều đánh mất sự tự tin, bị bao vây và lệ thuộc vào các giá trị mới du nhập, và xã hội Nga cứ thế mà phân hóa một cách mục rã. Kẻ nào nhìn ra bản chất của xã hội ấy và có đủ độ lưu manh cần thiết đều có thể trục lợi một cách dễ dàng. Sáng kiến kinh doanh của Misa mới trở về từ New York: “Hãy vẽ cho họ ý tưởng cầu kỳ nhất, món ăn vớ vẩn nhất với giá trên trời nhất… Hãy cho họ những đêm giải trí ngu xuẩn nhất. Và họ sẽ tự mang tiền đến cho cậu”. Chán chường đám thị dân Moskva chỉ đua đòi ăn chơi và hoàn toàn vô can, vô cảm với cả quá khứ lẫn tương lai nước Nga, Tôi lại càng ngán ngẩm trước kiểu gồng mình tự tôn của những người bạn – công dân Peterbourg. Cuộc đối thoại dài của hai nhân vật đang say cần sa chính là chủ đề của tập sách: ai sẽ là người cứu chuộc nước Nga và nhân dân Nga? Bởi quan niệm của người bạn Peterbourg lại quá luẩn quẩn: “Chúng tớ ở đây toàn dân trí thức, còn ở chỗ các bác rặt những lũ đầu cơ… Xung quanh chúng tớ toàn là những tượng đài lịch sử, trong khi chỗ các bác lại chỉ rặt những nhà hàng hay vũ trường…”. Liệu có thể tin cậy, hy vọng gì vào những con người như thế? “Có lẽ sự hồi chuyển của các xác ướp trong nhiều cuộc chơi bời nhậu nhẹt đã làm tiêu tan hoàn toàn trong con người tôi khả năng giao tiếp với những người bình thường rồi”. Đó là ý thức về sự bất lực của Tôi, khi yêu Julia mà không biết cách nào để bày tỏ. Và cuối cùng Tôi đã làm hỏng mọi thứ, đánh mất luôn mối quan hệ duy nhất có thể cứu mình, trả mình lại cho thế giới con người từ thế giới xác ướp. Tôi muốn kêu cứu, muốn báo động rất nhiều thứ với rất nhiều người nhưng hình như tất cả đều đang mơ hồ, cả về chỗ đứng của mình lẫn chỗ đứng của cộng đồng: “Trong khi chúng ta đang loay hoay đẻ trứng thì trên đất nước chúng ta đã xuất hiện những chủ nhân ông mới – những kẻ thiết lập luật pháp mới… Trong cái sơ đồ tổ chức quốc gia và phân bố lợi ích, của cải được vẽ lên bởi những ông chủ mới, không có chỗ cho chúng ta. Trong khi bạn hoang phí cuộc đời mình trong rượu mạnh và ma túy, đã có ai đó kịp thay đổi tất cả…”. Với câu chuyện khai thác cuộc sống thời thượng và trở thành sách best – seller, Vô hồn lại đặt ra một luận đề nghiêm túc. “Mỗi người trong chúng ta đang tự cảm thấy mình là kẻ chiến thắng, trong một quãng thời gian ngắn, mà không hiểu là có thể chiến thắng một trận đánh nhưng lại bại trận trong cả cuộc chiến tranh”. Công dân Sergey Minaev đã phát ngôn như thế, qua nhân vật chính, Tôi. Ngô Thị Kim Cúc |
Hoang phí như kẻ vô hồn | Ngày 25/07/2007
| | Không phải văn chương, cũng không phải do xuất thân của tác giả, doanh nhân kiêm nhà báo Sergey Minaev, mà chính những hiện thực tàn nhẫn của nước Nga đầu thế kỷ 21 buộc người ta phải đọc tập sách này. Giống như tự truyện với nhân vật xưng Tôi, câu chuyện bắt đầu từ một quán cà phê thời thượng của Moskva, nơi “có rất nhiều gái điếm giả nai đóng vai những thiếu nữ thủ đô ngây thơ ngơ ngác và vô số các con nhà lành thủ đô không hiểu tại sao lại thích giả điếm”. Những nhân vật trong sách chỉ quan tâm đến các tạp chí, rượu, xe hơi xịn, cửa hàng thời trang cao cấp, nhà hàng, quán bar, vũ trường, văn hóa DJ, performance, tivi, và cuối cùng là tình dục, thứ tình dục thừa cặn sau một ngày đắm chìm trong men rượu và ma túy. Tôi chỉ mới hai chín tuổi, đã bốn năm là giám đốc kinh doanh của một công ty kinh doanh đồ hộp Pháp vào Nga, một công ty ra đời bởi những người “một đêm có thể nướng hết hai nghìn đô nhưng hôm sau lại có thể kiếm ra năm nghìn mà chẳng biết tại sao”. “Với mức lương ngất ngưởng và tiền thưởng hàng năm hậu hĩnh” nhưng Tôi lại có cái nhìn hết sức cay độc: giám đốc kinh doanh “là một biến thể hiện đại của loại điếm cao cấp, vừa phải chiều chuộng đám chủ luôn yêu cầu doanh số quá cao, vừa phải làm hài lòng nhân viên cấp dưới…”. Với tâm thế như vậy, Tôi vừa tham gia tích cực vào mọi hoạt động hưởng lạc của “nhóm” mình: “một cõi đầy ắp khoái cảm nhục dục với đám gái làng chơi, với thứ nước giải sầu cay cay, với thứ ma túy phiêu linh và nhạc dậm dật chốn vũ trường” lại vừa âm thầm phỉ nhổ nguyền rủa chúng. Mỗi thành viên như Tôi đều đánh mất sự tự tin, bị bao vây và lệ thuộc vào các giá trị mới du nhập, và xã hội Nga cứ thế mà phân hóa một cách mục rã. Kẻ nào nhìn ra bản chất của xã hội ấy và có đủ độ lưu manh cần thiết đều có thể trục lợi một cách dễ dàng. Sáng kiến kinh doanh của Misa mới trở về từ New York: “Hãy vẽ cho họ ý tưởng cầu kỳ nhất, món ăn vớ vẩn nhất với giá trên trời nhất… Hãy cho họ những đêm giải trí ngu xuẩn nhất. Và họ sẽ tự mang tiền đến cho cậu”. Chán chường đám thị dân Moskva chỉ đua đòi ăn chơi và hoàn toàn vô can, vô cảm với cả quá khứ lẫn tương lai nước Nga, Tôi lại càng ngán ngẩm trước kiểu gồng mình tự tôn của những người bạn – công dân Peterbourg. Cuộc đối thoại dài của hai nhân vật đang say cần sa chính là chủ đề của tập sách: ai sẽ là người cứu chuộc nước Nga và nhân dân Nga? Bởi quan niệm của người bạn Peterbourg lại quá luẩn quẩn: “Chúng tớ ở đây toàn dân trí thức, còn ở chỗ các bác rặt những lũ đầu cơ… Xung quanh chúng tớ toàn là những tượng đài lịch sử, trong khi chỗ các bác lại chỉ rặt những nhà hàng hay vũ trường…”. Liệu có thể tin cậy, hy vọng gì vào những con người như thế? “Có lẽ sự hồi chuyển của các xác ướp trong nhiều cuộc chơi bời nhậu nhẹt đã làm tiêu tan hoàn toàn trong con người tôi khả năng giao tiếp với những người bình thường rồi”. Đó là ý thức về sự bất lực của Tôi, khi yêu Julia mà không biết cách nào để bày tỏ. Và cuối cùng Tôi đã làm hỏng mọi thứ, đánh mất luôn mối quan hệ duy nhất có thể cứu mình, trả mình lại cho thế giới con người từ thế giới xác ướp. Tôi muốn kêu cứu, muốn báo động rất nhiều thứ với rất nhiều người nhưng hình như tất cả đều đang mơ hồ, cả về chỗ đứng của mình lẫn chỗ đứng của cộng đồng: “Trong khi chúng ta đang loay hoay đẻ trứng thì trên đất nước chúng ta đã xuất hiện những chủ nhân ông mới – những kẻ thiết lập luật pháp mới… Trong cái sơ đồ tổ chức quốc gia và phân bố lợi ích, của cải được vẽ lên bởi những ông chủ mới, không có chỗ cho chúng ta. Trong khi bạn hoang phí cuộc đời mình trong rượu mạnh và ma túy, đã có ai đó kịp thay đổi tất cả…”. Với câu chuyện khai thác cuộc sống thời thượng và trở thành sách best – seller, Vô hồn lại đặt ra một luận đề nghiêm túc. “Mỗi người trong chúng ta đang tự cảm thấy mình là kẻ chiến thắng, trong một quãng thời gian ngắn, mà không hiểu là có thể chiến thắng một trận đánh nhưng lại bại trận trong cả cuộc chiến tranh”. Công dân Sergey Minaev đã phát ngôn như thế, qua nhân vật chính, Tôi. Ngô Thị Kim Cúc |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Vô Hồn – Chuyện Về Một Người Không Chân Chính
Ngày 02/09/2007 Lâu rồi mới có một cuốn tiểu thuyết gây xôn xao đến thế ở Nga, trở thành best-seller khi chỉ trong vòng ba tháng sau khi xuất bản đã bán được hơn một trăm ngàn bản, tạo nên cả một hiện tượng văn học và xã hội. Cũng lâu rồi bạn đọc Việt Nam mới lại được đọc một cuốn tiểu thuyết nóng hổi đến thế về cuộc sống của nước Nga đương thời, một nước Nga thời kỳ hậu Xô viết Tên sách lai ghép giữa một từ tiếng Nga “duh” (hay còn phiên tự là “dux”, “dukh”, nghĩa là “linh hồn”) và một hậu tố tiếng Anh “less” (“không có”) nên được dịch ra tiếng Việt là Vô hồn. Nhưng đầu đề cuốn sách còn có thêm một dòng tít phụ. Rõ ràng ở đây tác giả có một sự gợi nhắc và đối lập. Ai đã từng đọc văn học Xô viết lừng lẫy một thời hẳn không thể quên một tác phẩm nổi tiếng của Boris Polevoi Chuyện một người chân chính. Người chân chính của B. Polevoi là người anh hùng của đất nước Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại thập niên bốn mươi của thế kỷ XX. Còn người không chân chính của S. Minaev là một nhân vật của thời đại chúng ta, một giám đốc kinh doanh người Nga cho một tập đoàn tư bản nước ngoài vào thập niên 1990, khi hệ thống Xô viết tan rã và nước Nga đi vào kinh tế thị trường. Nước Nga cuối thế kỷ XX đã bị vỡ ra, bị đảo tung và đang được sắp xếp lại. Nhân vật chính của tác phẩm là một người trẻ, thành đạt, tận hưởng hết mọi thứ cuộc sống mới bày ra trước mắt anh, đồng thời anh cũng tự bóc trần mình nghiệt ngã, để tâm hồn mình dằn vặt, đau đớn với những câu hỏi về đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, đâu là lẽ sống làm người. Tác giả gọi nhân vật của mình là “kể mộng mơ… trơ tráo”. Một nhà phê bình Nga nhận xét: “Đã lâu rồi văn học Nga chưa có một nhân vật được nhận chân và thấu hiểu sâu sắc đến thế”.
Ngày 02/09/2007 Lâu rồi mới có một cuốn tiểu thuyết gây xôn xao đến thế ở Nga, trở thành best-seller khi chỉ trong vòng ba tháng sau khi xuất bản đã bán được hơn một trăm ngàn bản, tạo nên cả một hiện tượng văn học và xã hội. Cũng lâu rồi bạn đọc Việt Nam mới lại được đọc một cuốn tiểu thuyết nóng hổi đến thế về cuộc sống của nước Nga đương thời, một nước Nga thời kỳ hậu Xô viết Tên sách lai ghép giữa một từ tiếng Nga “duh” (hay còn phiên tự là “dux”, “dukh”, nghĩa là “linh hồn”) và một hậu tố tiếng Anh “less” (“không có”) nên được dịch ra tiếng Việt là Vô hồn. Nhưng đầu đề cuốn sách còn có thêm một dòng tít phụ. Rõ ràng ở đây tác giả có một sự gợi nhắc và đối lập. Ai đã từng đọc văn học Xô viết lừng lẫy một thời hẳn không thể quên một tác phẩm nổi tiếng của Boris Polevoi Chuyện một người chân chính. Người chân chính của B. Polevoi là người anh hùng của đất nước Xô viết trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại thập niên bốn mươi của thế kỷ XX. Còn người không chân chính của S. Minaev là một nhân vật của thời đại chúng ta, một giám đốc kinh doanh người Nga cho một tập đoàn tư bản nước ngoài vào thập niên 1990, khi hệ thống Xô viết tan rã và nước Nga đi vào kinh tế thị trường. Nước Nga cuối thế kỷ XX đã bị vỡ ra, bị đảo tung và đang được sắp xếp lại. Nhân vật chính của tác phẩm là một người trẻ, thành đạt, tận hưởng hết mọi thứ cuộc sống mới bày ra trước mắt anh, đồng thời anh cũng tự bóc trần mình nghiệt ngã, để tâm hồn mình dằn vặt, đau đớn với những câu hỏi về đâu là giá trị đích thực của cuộc sống, đâu là lẽ sống làm người. Tác giả gọi nhân vật của mình là “kể mộng mơ… trơ tráo”. Một nhà phê bình Nga nhận xét: “Đã lâu rồi văn học Nga chưa có một nhân vật được nhận chân và thấu hiểu sâu sắc đến thế”.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Những Con Đường Của Ánh Sáng
(Thứ Tư, 23/04/2008) Chúng ta lại có một tác phẩm mới của Trịnh Xuân Thuận, nhà khoa học nghiên cứu vật lý thiên văn, quốc tịch Mỹ gốc Việt, nhưng lại hay viết bằng tiếng Pháp. Bản thân ông cũng sống động và phong phú như tác phẩm của ông.
Trước hết, xin cám ơn những người làm sách: bản in gốc xuất hiện tháng 3.2007 thì tháng 3.2008 bản tiếng Việt đã đến với độc giả, tại Hội sách TP. HCM. Nếu là một cuốn trinh thám hay sách thị trường nào đó, thì tốc độ này là bình thường, nhưng với loại sách khoa học đại chúng, đây lại là một tín hiệu rất đáng mừng. Tại sao tác giả lại viết về ánh sáng? Ngay từ trang 16, Trịnh Xuân Thuận đã bày tỏ: “Ánh sáng hiện hữu khắp mọi nơi, tới mức chúng ta coi nó là hiển nhiên đến mức đối xử với nó một cách thờ ơ, cho tới khi quanh ta đột nhiên là bóng tối chúng ta mới thấy nhớ ánh sáng”. Đấy cũng là một căn bệnh của chúng ta, bệnh thờ ơ hay dửng dưng. Ta hầu như vô cảm, để đến khi tự nhiên nổi giận ta mới biết nó là dữ dội, và đến khi mất đi ta mới hiểu ra đây là chuyện sống còn. Một bài học về cách hành xử, nhất là trong thời kỳ suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu diễn ra tệ hại ở toàn cầu. Ánh sáng sinh ra và nuôi dưỡng sự sống. Và nếu không còn ánh sáng, tất cả các loài sinh vật cũng không còn nguồn năng lượng để duy trì sự sống. Hơn nữa, ánh sáng giúp chúng ta nhận thức thế giới, từ mức nhìn thấy của thị giác, đến những mức tư duy sâu sắc về bản chất ánh sáng, bản chất vũ trụ, và đấy chính là cơ sở để chúng ta trưởng thành. Từ đó chúng ta đạt được những tiến bộ về công nghệ, để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống mà trong đó laser chỉ là một thí dụ nhỏ. Ánh sáng cũng giúp chúng ta thưởng thức cuộc sống, khi nó tạo ra hội họa, phim ảnh…, và người lãng mạn còn cho rằng ánh sáng “chính là bản giao hưởng đầy màu sắc” ca ngợi tự nhiên. Tất cả những điều đó được tác giả trình bày trong 7 chương sách bằng lối văn dung dị, nhiều dữ liệu cụ thể như quen thấy trong các tác phẩm của ông. 3 chương đầu, tác giả giúp chúng ta hiểu về ánh sáng, từ buổi sơ khai, qua thuyết tương đối rồi kết thúc ở thuyết lượng tử. Từ chương 4 đến chương 7, tác giả giới thiệu những vấn đề về vũ trụ, vềá ánh sáng mặt trời, về cách con người chế ngự ánh sáng cũng như các vấn đề về mắt và não, cơ sở sinh lý cho phép chúng ta tương tác với ánh sáng. Phạm vi bao quát của các vấn đề là rất rộng và do đó có lẽ mỗi chúng ta chỉ có thể chọn để đọc kỹ những gì mình cảm thấy lý thú và gần gũi. Sách dễ đọc, chỉ cần kiến thức phổ thông bình thường là có thể bắt đầu. Bạn thậm chí có thể đọc theo kiểu nhảy cóc chứ không nhất thiết phải đảm bảo thứ tự như với sách giáo khoa. Dù Trịnh Xuân Thuận là một tác giả rất quen thuộc, cũng vẫn cần nói thêm rằng, Những con đường của ánh sáng đã được tặng giải Moron – một giải thưởng giá trị của Viện Hàn lâm Pháp. Giải Moron chủ yếu trao cho tác phẩm triết học, hoặc các cuốn sách mà theo đánh giá của Viện Hàn lâm Pháp là đem lại các giá trị tinh thần mới mẻ. Những con đường của ánh sáng được giải chính vì đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của độc giả, đem lại cho họ những suy nghĩ mới mẻ về thế giới xung quanh mình, từ những điều tưởng chừng rất quen thuộc. Những con đường ánh sáng, bản dịch tiếng Việt của Phạm Văn Thiều đã được giới thiệu trân trọng ngay khi mới in xong tại Hội sách TP.HCM, một buổi giao lưu trực tuyến với tác giả, do NXB Trẻ tổ chức đã thu hút nhiều độc giả quan tâm. Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến dịch giả Phạm Văn Thiều – một nhà vật lý có thiên hướng văn học, đang hoạt động trong tư cách một nhà báo. Anh đã tái hiện tác phẩm thành công cả trên bình diện vật lý lẫn văn học, như anh vẫn làm ở cả chục bản dịch trước đó.
(Thứ Tư, 23/04/2008) Chúng ta lại có một tác phẩm mới của Trịnh Xuân Thuận, nhà khoa học nghiên cứu vật lý thiên văn, quốc tịch Mỹ gốc Việt, nhưng lại hay viết bằng tiếng Pháp. Bản thân ông cũng sống động và phong phú như tác phẩm của ông.
Trước hết, xin cám ơn những người làm sách: bản in gốc xuất hiện tháng 3.2007 thì tháng 3.2008 bản tiếng Việt đã đến với độc giả, tại Hội sách TP. HCM. Nếu là một cuốn trinh thám hay sách thị trường nào đó, thì tốc độ này là bình thường, nhưng với loại sách khoa học đại chúng, đây lại là một tín hiệu rất đáng mừng. Tại sao tác giả lại viết về ánh sáng? Ngay từ trang 16, Trịnh Xuân Thuận đã bày tỏ: “Ánh sáng hiện hữu khắp mọi nơi, tới mức chúng ta coi nó là hiển nhiên đến mức đối xử với nó một cách thờ ơ, cho tới khi quanh ta đột nhiên là bóng tối chúng ta mới thấy nhớ ánh sáng”. Đấy cũng là một căn bệnh của chúng ta, bệnh thờ ơ hay dửng dưng. Ta hầu như vô cảm, để đến khi tự nhiên nổi giận ta mới biết nó là dữ dội, và đến khi mất đi ta mới hiểu ra đây là chuyện sống còn. Một bài học về cách hành xử, nhất là trong thời kỳ suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu diễn ra tệ hại ở toàn cầu. Ánh sáng sinh ra và nuôi dưỡng sự sống. Và nếu không còn ánh sáng, tất cả các loài sinh vật cũng không còn nguồn năng lượng để duy trì sự sống. Hơn nữa, ánh sáng giúp chúng ta nhận thức thế giới, từ mức nhìn thấy của thị giác, đến những mức tư duy sâu sắc về bản chất ánh sáng, bản chất vũ trụ, và đấy chính là cơ sở để chúng ta trưởng thành. Từ đó chúng ta đạt được những tiến bộ về công nghệ, để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống mà trong đó laser chỉ là một thí dụ nhỏ. Ánh sáng cũng giúp chúng ta thưởng thức cuộc sống, khi nó tạo ra hội họa, phim ảnh…, và người lãng mạn còn cho rằng ánh sáng “chính là bản giao hưởng đầy màu sắc” ca ngợi tự nhiên. Tất cả những điều đó được tác giả trình bày trong 7 chương sách bằng lối văn dung dị, nhiều dữ liệu cụ thể như quen thấy trong các tác phẩm của ông. 3 chương đầu, tác giả giúp chúng ta hiểu về ánh sáng, từ buổi sơ khai, qua thuyết tương đối rồi kết thúc ở thuyết lượng tử. Từ chương 4 đến chương 7, tác giả giới thiệu những vấn đề về vũ trụ, vềá ánh sáng mặt trời, về cách con người chế ngự ánh sáng cũng như các vấn đề về mắt và não, cơ sở sinh lý cho phép chúng ta tương tác với ánh sáng. Phạm vi bao quát của các vấn đề là rất rộng và do đó có lẽ mỗi chúng ta chỉ có thể chọn để đọc kỹ những gì mình cảm thấy lý thú và gần gũi. Sách dễ đọc, chỉ cần kiến thức phổ thông bình thường là có thể bắt đầu. Bạn thậm chí có thể đọc theo kiểu nhảy cóc chứ không nhất thiết phải đảm bảo thứ tự như với sách giáo khoa. Dù Trịnh Xuân Thuận là một tác giả rất quen thuộc, cũng vẫn cần nói thêm rằng, Những con đường của ánh sáng đã được tặng giải Moron – một giải thưởng giá trị của Viện Hàn lâm Pháp. Giải Moron chủ yếu trao cho tác phẩm triết học, hoặc các cuốn sách mà theo đánh giá của Viện Hàn lâm Pháp là đem lại các giá trị tinh thần mới mẻ. Những con đường của ánh sáng được giải chính vì đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của độc giả, đem lại cho họ những suy nghĩ mới mẻ về thế giới xung quanh mình, từ những điều tưởng chừng rất quen thuộc. Những con đường ánh sáng, bản dịch tiếng Việt của Phạm Văn Thiều đã được giới thiệu trân trọng ngay khi mới in xong tại Hội sách TP.HCM, một buổi giao lưu trực tuyến với tác giả, do NXB Trẻ tổ chức đã thu hút nhiều độc giả quan tâm. Sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến dịch giả Phạm Văn Thiều – một nhà vật lý có thiên hướng văn học, đang hoạt động trong tư cách một nhà báo. Anh đã tái hiện tác phẩm thành công cả trên bình diện vật lý lẫn văn học, như anh vẫn làm ở cả chục bản dịch trước đó. Vũ Phạm Nguyễn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Pháp Sư Xứ Hải Địa
(Thứ tư, 30/04/2008) Cuốn sách lập tức kéo tuột bạn bước vào thế giới kỳ ảo, gặp gỡ Ged với những pháp thuật tối cao trong cuộc đối đầu khốc liệt với con rồng già, bóng đen và những câu chuyện tuyệt hay về tình thày trò, tình bạn… Bạn sẽ khó lòng tưởng tượng Pháp sư xứ Hải địa đã được viết cách đây đến 40 năm, vì những vấn đề đặt ra dường như không bị bào mòn bởi thời gian. Những ai từng đọc Harry Potter đều khó lòng thờ ơ trước cuốn sách được các nhà phê bình cho là tác phẩm đã khơi nguồn cảm hứng cho J.K.Rowling viết nên câu chuyện tuyệt vời về phù thủy nhóc mang cặp kính cận. Từ nhỏ, Duny lớn lên như bao đứa trẻ khác ở làng quê. Được bà mẹ đặt cho một cái tên, được cha hướng nghiệp trở thành một người thợ lò rèn. Cậu bé mất mẹ từ nhỏ và lớn lên như một cây cỏ mọc dại, mọc khỏe; bài học của cậu ở lò rèn là rất nhiều cái tát và roi vọt từ người cha. Nhưng Duny không chú tâm vào sự dẫn dắt ấy, cậu tìm thấy niềm vui trong những chuyến lang thang vào rừng sâu, bơi trên những khúc sông chảy xiết, trèo qua những vách đá thẳng đứng… Dường như luôn có điều gì vẫy gọi, thôi thúc cậu trong tiềm thức. Với năng lực của một pháp sư bẩm sinh, Duny nhanh chóng được bà dì, vốn là một phù thủy làng, phát hiện và dạy những bài học đầu tiên về pháp thuật. Sau chiến công tạo nên màn sương mù xua quân thù kéo đến đàn áp dân làng, Duny đã được pháp sư Ogion Câm lặng đến tìm. Cậu được nhận một cái tên thật của mình – Ged. Và ngôi làng nhỏ, bễ lò rèn cùng người cha nóng tính đâu thể giữ chân chàng phù thủy nhỏ tuổi ấy… Quãng thời gian lưu lại tại đảo Roke của Ged là một phần đầy sức lôi cuốn với độc giả trẻ. Đơn giản vì đảo Roke chính là trường dạy pháp thuật. Nơi đây, cánh cửa vào trường được làm bằng chiếc răng của Rồng Chúa không dễ dàng chịu mở cho bất cứ ai. Nơi đây, Ged dồn mọi ý chí cho những bài học, những bùa chú, lịch sử và kỹ năng với thầy Chín; học các bài thơ về sự thông thái cùng thầy Thi sĩ; học cách điều khiển gió và thời tiết cùng thầy Phong Vũ; học tính chất và công dụng của mọi loại thực vật qua thầy Thảo Mộc; học các phép biến hóa đơn giản từ thầy ảo thuật… Và một bí quyết của các pháp sư, bài học khó nhất – bài học kéo dài đến suốt đời, là học tên những sự vật xung quanh mình… Trở thành một pháp sư thực sự là một hành trình đầy gian nan với những cậu bé phù thủy. Và bởi thế, câu chuyện về chàng pháp sư mặt sẹo càng tăng tính thuyết phục đối với độc giả. Được đánh giá là cuốn tiểu thuyết thuộc hàng những tác phẩm kỳ ảo được yêu thích nhất thời đại, Pháp sư xứ Hải địa được so sánh với Middle-Earth của J.R.R. Tolkien hay Narnia của C.S.Lewis. Điều khiến cho cuốn sách có một sức sống bền lâu theo thời gian, ngoài những cuộc phiêu lưu kỳ thú, đó là những bài học để bạn được tiếp thêm sức mạnh trên con đường đời. Là một tình bạn keo sơn giữa Vetch và Ged, những người sẵn sàng vì nhau xông pha đến nơi gian nguy nhất. Là những người thầy như Tổng Pháp sư đã không quản đến tính mạng của mình để cứu sống trò. Là bài học mà bạn sẽ nhận ra qua cuốn sách này, rằng giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề là hãy đối mặt với nó. Là câu hỏi mà bạn cần trả lời về sự sống, cái chết, sức mạnh và trách nhiệm… Tác giả của Pháp sư xứ Hải địa là một nữ nhà văn người Mỹ, Ursula Kroeber Le Guin (sinh năm 1929). Cho đến nay, bà đã xuất bản 30 cuốn sách, phần lớn thuộc thể loại văn học kỳ ảo và khoa học giả tưởng. Cuốn Pháp sư xứ Hải địa mang lại cho Ursula tên tuổi trong thể loại văn học thiếu nhi, mới đây đã được đạo diễn người Nhật Goro Miyazaki dựng thành phim. Ursula Kroeber Le Guin đã được nhận nhiều giải thưởng văn học trong đó có giải thưởng thành tựu trọn đời của Hiệp hội Thư viện Thiếu nhi Mỹ trao tặng. Ngọc Mai
(Thứ tư, 30/04/2008) Cuốn sách lập tức kéo tuột bạn bước vào thế giới kỳ ảo, gặp gỡ Ged với những pháp thuật tối cao trong cuộc đối đầu khốc liệt với con rồng già, bóng đen và những câu chuyện tuyệt hay về tình thày trò, tình bạn… Bạn sẽ khó lòng tưởng tượng Pháp sư xứ Hải địa đã được viết cách đây đến 40 năm, vì những vấn đề đặt ra dường như không bị bào mòn bởi thời gian. Những ai từng đọc Harry Potter đều khó lòng thờ ơ trước cuốn sách được các nhà phê bình cho là tác phẩm đã khơi nguồn cảm hứng cho J.K.Rowling vi
|
|