Thế kỷ XVII được xem như một “khoảng trắng” trong lịch sử ViệtNam, khi tình hình chiến sự và chính trị khốc liệt dai dẳng giữa các thế lựcđã dẫn đến hiện trạng là ngày nay còn lại rất ít văn bản ghi chép chính thốngvà phi chính thống của chính người Việt về giai đoạn này.
Tuy vậy, đã xuất hiện một nghịch lý: ở chính thời đoạn nhiễunhương này, tuy thiếu vắng tài liệu bản địa, song nguồn tài liệu về hai Đàng đếntừ thế giới phương Tây lại đặc biệt phong phú. Chưa kể, những tập sách đó, chủyếu do các thương nhân, nhà truyền giáo, lữ khách và khoa học gia viết nên, đãcung cấp một lượng lớn thông tin chi tiết cùng các góc nhìn đa chiều thú vị.
Trong số các tài liệu này, “Ký sự xứ Đàng Trong” củaCha Christoforo Borri và “Mô tả vương quốc Đàng Ngoài” của thươngnhân Samuel Baron là đặc biệt đáng chú ý, với nhiều thông tin và mô tả giúp ngườiđọc hiện đại dựng nên được bức tranh vừa toàn cảnh lại vừa có tính đối sánh vềhai Đàng thời bấy giờ.
Nắm bắt được tầm quan trọng của hai cuốn sách trên trongcông tác nghiên cứu về Việt Nam thế kỷ XVII, hai nhà Việt Nam học là Olga Drorvà K. W. Taylor đã dày công tìm hiểu và có những chú giải kỹ lưỡng, chất lượng,cùng phần giới thiệu hàm súc cho hai tác phẩm trên, giúp độc giả người Việt hiệnđại phần nào dễ tiếp cận với bối cảnh lịch sử thời xưa.
Những chú giải như về nguồn gốc tên gọi “Cochinchina” và“Tonkin” (cùng nhiều biến thể); bối cảnh tiếp cận Việt Nam của người châu Âu ởthế kỷ XVII; cuộc đời riêng của hai tác giả/nhà du hành Christoforo Borri vàSamuel Baron…
Tất cả được gói gọn trong ấn phẩm Việt Nam thế kỷ XVII: Nhữnggóc nhìn từ bên ngoài (Christoforo Borri về Đàng Trong và Samuel Baron về ĐàngNgoài).
Mời bạn đón đọc.