Ở Hoa Kỳ, hàng năm có tới 52 triệu người bị các chứng như mũi bị sung huyết, chảy nước mũi, ngứa mắt hoặc đau đầu dữ dội. Với đa số những trường hợp trên thì căn nguyên thường do là bị dị ứng. Trên thực tế, những trường hợp bị dị ứng, bị viêm nhiễm ở các bộ phận như mũi, xoang và tai, là những chứng hay gặp nhất trong thực hành y khoa. Tuy đó là vấn đề nổi cộm nhưng lại chưa có một cuốn sách phổ cập nào giúp chỉ dẫn cho những người bị dị ứng nắm được những thông tin cần thiết về việc chẩn đoán và điều trị, mà họ đang cần tới.
Cuốn sách Viêm mũi dị ứng đề cập đến những vấn đề có liên quan đến giải phẫu, sinh lý của các bộ phận như mũi, xoang, tai, hệ thống đường hô hấp một cách đơn giản, xúc tích, với những hình vẽ minh họa sáng sủa, xác định và miêu tả cắt nghĩa được các điều kiện, các triệu chứng, các việc điều trị những trường hợp bị dị ứng. Cuốn sách này nhằm cung cấp tài liệu tham khảo thêm về chẩn đoán, điều trị cho các bác sĩ thực hành, và cho những người muốn tìm hiểu để có được những thông tin bổ ích, và hiểu sâu hơn về những vấn đề trên.
Mục lục:
Lời nói đầu
Cuốn sách sẽ giúp bạn như thế nào?
Phần 1: Mũi bình thường
Chương 1: Những điều cần biết về mũi
Phần 2: Dị ứng mũi
Chương 2: Viêm mũi dị ứng
Chương 3: Cơ chế dị ứng
Chương 4: Những đặc tính cơ bản của dị ứng
Chương 5: Những loại phấn hoa là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo mùa
Chương 6: Bụi nhà, bọ trong bụi nhà, bào tử nấm, chó, mèo và những nguyên nhân khác của bệnh viêm mũi dị ứng kinh điển
Chương 7: Viêm mũi do nghề nghiệp: Bạn có bị dị ứng với công việc của bạn?
Phần 3: Những tình trạng giả dạng giống như viêm mũi dị ứng
Chương 8: Nếu không phải là một dị ứng vậy là gì?
Phần 4: Tìm hiểu về mũi
Chương 9: Vấn đề đối với mũi của bạn thuộc loại nào?
Chương 10: Tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất của phương thức điều trị
Phần 5: Chăm sóc mũi
Chương 11: Những thuốc kháng sinh histamin
Chương 12: Những thuốc chống sung huyết mũi
Chương 13: Dùng thuốc kháng sinh histamin – Thuốc chống sung huyết một cách an toàn
Chương 14: Dùng thuốc mũi thế nào cho an toàn, hợp lý
Chương 15: Dùng thuốc xịt ipratropium bromid trong điều trị chảy nước mũi
Chương 16: Thuốc chống viêm: Thuốc xịt mũi corticosteroid
Chương 17: Thuốc dự phòng: Thuốc xịt mũi cromolyn sodium
Chương 18: Khái quát cơ chế phản ứng trong tiêm phòng dị ứng
Phần 6: Những biến chứng của viêm mũi
Chương 19: Viêm xoang nhiễm trùng
Chương 20: Nhiễm trùng tai và chảy nước tai
Tổng luận
Mời bạn đón đọc.