Vật Liệu Học Cơ Sở:
Hiện nay vật liệu kim loại vẫn còn chiếm địa vị chủ chốt và rất quan trọng, song không còn giữ được ngôi độc tôn trong thế chế tạo cơ khí vì ngoài nó ra người ta đang sử dụng ngày một nhiều hơn ceramic, polyme và đặc biệt là compozit. Trong các trường đại học kỹ thuật và chuyên nghiệp đã và đang có sự chuyển đổi giảng dạy môn “Kim loại học và nhiệt luyện” hay “Vật liệu kim loại” sang “Vật liệu học” hay “Vật liệu học cơ sở”. Cuốn sách này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Khoa học vật liệu là môn học nghiên cứu mối quan hệ giữa tổ chức và tính chất của vật liệu, trên cơ sở đó Công nghệ vật liệu có mục tiêu là thiết kế hay biến đổi tổ chức vật liệu để đạt tới các tính chất theo yêu cầu.
Trong mọi công việc của kỹ sư cơ khí, từ việc quyết định phương án thiết kế, tính toán kết cấu cho đến gia công, chế tạo, lắp ráp vận hành máy, thiết bị, tất thảy đều có liên quan mật thiết đến lựa chọn và sử dụng vật liệu. Điều quan trọng nhất đối với người học là phải nắm được cơ tính và tính công nghệ của các vật liệu kể trên để có thể lựa chọn và sử dụng chúng tốt nhất và hợp lý, đạt các yêu cầu cơ tính đề ra với chi phí gia công ít nhất, giá thành rẻ và có thể chấp nhận được. Song điều quyết định đến cơ tính và tính công nghệ lại nằm ở cấu trúc bên trong. Do vậy mọi yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong như thành phần hoá học, công nghệ chế tạo vật liệu và gia công vật liệu thành sản phẩm (luyện, kim, đúc, biến dạng dẻo, hàn và đặc biệt là nhiệt luyện) đều có ảnh hưởng đến cơ tính cũng như công dụng của vật liệu được lựa chọn, tất thảy được khảo sát một cách kỹ càng.
Giáo trình này được biên soạn trên cơ sở thực tiễn của sản xuất cơ khí ở nước ta hiện nay, có tham khảo kinh nghiệm giảng dạy môn này của một số trường đại học ở Nga, Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Trung Quốc…. đã được áp dụng ở Trường đại học Bách khoa Hà Nội mấy năm gần đây…
Mục lục:
Bảng kê các ký hiệu viết tắt được dùng trong sách
Lời nói đầu
Mở đầu
Phần 1: Cấu trúc và cơ tính
Chương 1: Cấu trúc tinh thể và sự hình thành
Chương 2: Biến dạng dẻo và cơ tính
Phần 2: Hợp kim và biến đổi tổ chức
Chương 3: Hợp kim và giản đồ pha
Chương 4: Nhiệt luyện thép
Phần 3: Vật liệu kim loại
Chương 5: Thép và gang
Chương 6: Hợp kim màu và bột
Phần 4: Vật liệu phi kim loại
Chương 7: Ceramic
Chương 8: Vật liệu Polyme
Chương 9: Compozit
Tài liệu tham khảo
Mời bạn đón đọc.