Nhà giáo dục Đông phương có thể ví như một người trồng vườn, còn nhà giáo dục Tây phương như một người thợ gốm. Nhà trồng vườn thì chiều theo từng loại cây mà cho phân lựa đất, cốt giúp cho mỗi thứ cây phát triển đến cùng cực sở năng sở đắc của nó; còn anh thợ gốm thì phận sự họ là lo uốn nắn vật liệu thành những món đồ theo một kiểu mẫu chung nào.. theo nhu cầu của một lý tưởng hiện hành…
Với một quan niệm về sự hiểu biết như thế, người Tây phương vụ bề rộng, thí bề sâu… nghĩa là trọng cái Lượng mà xem thường cái Phẩm. Và cũng vì tin nơi cái thuyết bình đẳng hình thức là ai ai cũng có thể hiểu được bất cứ là món gì nếu mình đem ra dạy họ, người Tây phương mới có bày ra cái “học cưỡng bách” và cái ” học phổ thông” mà ta đã thấy tràn lan khắp thế giới bất cứ chỗ nào có vết chân họ bước đến.
– Thu Giang Nguyễn Duy Cần
Mời bạn đón đọc.