Văn Khấn Chữ Nôm
"Văn Khấn Chữ Nôm" giúp độc giả tìm hiểu và sử dụng một số các bài văn khấn, tế đang được truyền bá trong đời sống thường nhật đã được sưu tầm và truyền lại từ xưa đến nay. Một điều cần nói thêm, trong quyển sách này cũng không trình bày các bài văn khấn, tế bằng chữ Hán soạn bằng âm Hán – Việt; một lý do rất đơn giản là cho đến nay, mỗi khi khấn hay tế gì, người chủ tế, vị thầy đứng tế hay gia chủ thường đọc sách các bài văn bằng chữ Hán, nhưng khổ nỗi những người xung quanh thường không hiểu nội dung bài văn tế đó viết gì, tế cho ai? Ở đâu? Ra sao? Họ chỉ nghe đọc và kính cẩn tuân theo mọi chỉ dẫn của người chủ tế. Các bài văn tế do đó thường là độc quyền của người tương đối hiểu biết, nếu có hỏi họ cũng chỉ ấm à cho qua chuyện.
Nói đến hôn lễ, tức là nói đến những tập tục mà bất cứ một dân tộc nào cũng phải có trong việc kết hợp giữa các đôi trai gái để tạo thành một gia đình, cái nền tảng của xã hội. Tuy nhiên một dân tộc, tuỳ theo những tư tưởng tín ngưỡng riêng, tuỳ theo tôn giáo đều có những nghi lễ khác nhau, đôi khi cùng một dân tộc, cùng một tôn giáo nhưng mỗi miền, mỗi vùng lại có những nghi thức cá biệt. Tựu trung tuy khác nhau về cách thức tiến hành nghi lễ, nhưng đều có một mục đích chung là ràng buộc đôi lứa lại với nhau, giúp họ hiểu được ý nghĩa cao cả và tốt đẹp của hôn ước, hiểu được những bổn phận và nhiệm vụ, cũng như quyền lợi của mình khi quyết định chung sống với người bạn đời cho đến đầu bạc răng long. Cũng vì mục đích và ý nghĩa đó mà dân tộc nào cũng có những nghi thức long trọng trong hôn lễ.
Kính thưa tiên tổ Sắt cầm hoà hợp
Con tôi đã lớn Nên cửa nên nhà
Tuổi cũng thành nhân Con đàn cháu đống
Kính dâng lễ mọn Phúc nhiều của có
Xin được tác thành Kính dâng một lễ
Cho cháu hợp cẩn Bày tỏ lòng thành.
Duyên lành đã kết
Giai lão trăm năm.
Thượng hưởng!
Mời bạn đón đọc.