Xem sách hay

Vận Hành Toàn Cầu Hóa

Mua ở đâu?
Joseph E. Stiglitz

Joseph E. Stiglitz

Joseph E. Stiglitz là một nhà kinh tế học lỗi lạc của thế giới – người đã từng nhận giải Nobel kinh tế năm 2001. Ông cũng từng là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới và Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống Bill Clinton. Hiện ông là giáo sư kinh tế học của Đại học Columbia.

Tác giả là nhà khoa học người Mỹ nhưng lại chọn cho mình một góc nhìn về toàn cầu hoá từ các nước đang phát triển. Do đó, tác phẩm đã phần nào giúp chúng ta nhìn nhận về thế giới và toàn cầu hoá một cách khoa học và khách quan. Tính khoa học và tính khách quan cũng là điểm nổi bật của tác phẩm này so với các tác phẩm khác về đề tài toàn cầu hoá và những thể chế kinh tế toàn cầu…

Toàn cầu hoá là lĩnh vực mà một số cuộc xung đột xã hội quan trọng đã nổ ra, trong đó có những xung đột về giá trị cơ bản. Trong số những xung đột qua trọng nhất, có xung đột về vai trò của chính phủ và thị trường.

Các nhà bảo thủ thường viện dẫn đến “bàn tay vô hình” của Adam Smith; một ý niệm cho rằng thị trường và sự theo đuổi quyền lợi riêng tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, như có sự dẫn dắt của một bàn tay vô hình. Thậm chí nếu họ thừa nhận là bản thân thị trường không mang lại một sự phân phối lợi tức có thể chấp nhận được về mặt xã hội, thì họ sẽ lập luận là cần phải tách biệt vấn đề hiệu quả kinh tế với sự công bằng.

Trên quan điểm bảo thủ đó, kinh tế học chỉ nhắm vào hiệu quả, còn những vấn đề về tính công bằng (vốn cũng như sắc đẹp, thường tuỳ vào nhãn quan của người quan sát) thì xin hãy dành cho chính trị. Ngày nay, sự bảo vệ về mặt học thuật dành cho trào lưu chính thống trị trường đã không còn nữa. Cuộc nghiên cứu của tác giả về thông tin kinh tế cho thấy một khi mà thông tin không đạt đến mức hoàn hảo, đặc biệt khi xảy ra những bất đối xứng về mặt thông tin – trong đó một vài người hiểu hay biết được những vấn đề mà người khác không hiểu / không biết (nói cách khác là luôn luôn không hiểu) – thì lý lẽ cho rằng bàn tay vô hình có vẻ như vô hình là lý lẽ không còn tồn tại nữa. Không có những quy định và sự can thiệp thích đáng của chính phủ, các thị trường không mang lại hiệu quả kinh tế được.

Trong lúc những người phê bình toàn cầu hoá tỏ ra đúng đắn khi cho rằng nó đã được sử dụng để đề ra một loạt những giá trị đặc biệt, tác giả hy vọng có thể chứng minh rằng không cần thiết phải như thế. Toàn cầu hoá không nhất thiết có hại cho môi trường, làm gia tăng sự bất bình đẳng, làm suy yếu tính đa dạng văn hoá và nâng cao quyền lợi của các doanh nghiệp qua việc mưu cầu hạnh phúc cho những công dân bình thường. Trong vận hành toàn cầu hóa, tác giả sẽ chứng minh làm thế nào toàn cầu hoá khi được vận dụng một cách phù hợp, như đã từng được vận dụng trong sự phát triển thành công ở nhiều nước Đông Á, có hể làm được nhiều điều để mang lợi ích lại cho cả những nước đang phát triển và đã phát triển trên thế giới.

Mục lục:

Lời nói đầu

Lời cảm tạ

  • Chương I. Có thể có một thế giới khác
  • Chương II. Những lời hứa hẹn phát triển
  • Chương III. Tạo lập một nền thương mại công bằng
  • Chương IV. Bằng sáng chế, lợi nhuận, và con người
  • Chương V. Giải lời nguyền của tài nguyên
  • Chương VI. Cứu lấy hành tinh
  • Chương VII. Tập đoàn đa quốc gia
  • Chương VIII. Gánh nặng nợ nần
  • Chương IX. Cải tổ hệ thống dự trữ toàn cầu
  • Chương X. Dân chủ hoá toàn cầu hoá

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?